Cần có chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng ở Lai Châu

Cần có chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng ở Lai Châu
Được Nhà nước hỗ trợ trâu giống và hướng dẫn cách chăm sóc, đến nay gia đình ông Lù A Tiên ở xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN
Được Nhà nước hỗ trợ trâu giống và hướng dẫn cách chăm sóc, đến nay gia đình ông Lù A Tiên ở xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn đã thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN

Xóa bỏ thói quen trông chờ, ỷ lại

Đồng bào dân tộc Mảng ở huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu có hơn 650 hộ với hơn 3.100 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 14 bản thuộc 5 xã Nậm Ban, Nậm Pì, Hua Bum, Nậm Hàng và Trung Chải. Do điều kiện tự nhiên khó khăn, địa bàn cư trú của người dân chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, tập tục canh tác lạc hậu nhưng từ khi các chính sách của Nhà nước được hỗ trợ tới vùng đồng bào như Đề án 1672 về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, Nghị quyết số 30a về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”… cùng với sự tuyên truyền, vận động của các cấp ủy, chính quyền địa phương, trình độ nhận thức của một bộ phận bà con dân tộc Mảng được nâng lên.

Nhờ cần cù, chịu khó làm ăn, gia đình chị Lý Me Hồng ở bản Nậm Nó 1, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn đã có một cơ ngơi khang trang, cuộc sống ổn định, không phải trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN
Nhờ cần cù, chịu khó làm ăn, gia đình chị Lý Me Hồng ở bản Nậm Nó 1, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn đã có một cơ ngơi khang trang, cuộc sống ổn định, không phải trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN

Nhờ những chính sách hỗ trợ cây, con giống thông qua các Đề án, chương trình mà nhiều hộ dân đồng bào dân tộc Mảng đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Điển hình như gia đình ông Lù A Tiên ở bản Nậm Sảo 1, xã Trung Chải (huyện Nậm Nhùn) - một trong những người đi đầu về định canh phát triển kinh tế của đồng bào Mảng. Ông Tiên tâm sự: Bản thân tôi cũng như những người Mảng trước đây nghèo lắm, gần như không biết trồng cây gì, nuôi con gì. Khi được Nhà nước hỗ trợ cho trâu giống và hướng dẫn cách chăn nuôi tôi đã làm theo. Sau khi quen cách chăn nuôi, tôi tiếp tục phát triển thêm nuôi bò, dê; trồng thêm dong riềng, nghệ trong vườn nhà và trên nương. Cứ như thế đàn trâu, bò, dê phát triển có lúc lên đến gần trăm con. Tiền bán gia súc cộng với dong riềng và nghệ mỗi năm cũng hơn một trăm triệu. Giờ thì gia đình tôi thoát nghèo, con cái được ăn học đàng hoàng.

Theo chị Lý Me Hồng ở bản Nậm Nó 1, xã Trung Chải, những người nghèo trong bản là do lười làm. Nhà nước hỗ trợ gạo, ăn hết xong cũng không đi làm; nếu làm được đồng nào tiêu hết đồng đấy. Khi mới lập gia đình, vợ chồng chị cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Nhờ Nhà nước hỗ trợ con giống ban đầu, rồi vợ chồng chị chăm chỉ làm ăn tiết kiệm, tích góp được số tiền lớn thì mua thêm dê, thêm bò để phát triển.

Được Nhà nước hỗ trợ, nhiều hộ gia đình dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn đã đầu tư nuôi dê để phát triển kinh tế. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN
 Được Nhà nước hỗ trợ, nhiều hộ gia đình dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn đã đầu tư nuôi dê để phát triển kinh tế. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN

Là người sinh sống nhiều năm trong vùng đồng bào dân tộc Mảng, ông Trần Văn Nam - Phó Bí thư Đảng ủy xã Trung Chải cho rằng, nếu bà con chăm chỉ làm ăn cùng với những chính sách hỗ trợ cây, con giống phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng đối tượng cụ thể, hiệu quả chắc chắn sẽ rất lớn. Ở xã Trung Chải mô hình trồng dong riềng, nghệ và chăn nuôi gia súc tập trung rất phù hợp nên khi được Nhà nước hỗ trợ, nhiều hộ dân tộc Mảng đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định hơn.

Cần có chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc Mảng phát triển toàn diện

Ông Hà Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn khẳng định, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian qua đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện. Thông qua chính sách này cũng thấy có hiệu quả nhất định, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo đã giảm qua từng năm. Tuy nhiên huyện cũng kiến nghị, Chính phủ cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ đồng bộ hơn, mức hỗ trợ cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay.

Nhiều hộ gia đình người dân tộc Mảng ở xã Trung Chải đã đầu tư trồng dong riềng, nghệ để phát triển kinh tế. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN
Nhiều hộ gia đình người dân tộc Mảng ở xã Trung Chải đã đầu tư trồng dong riềng, nghệ để phát triển kinh tế. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN

Đồng bào dân tộc Mảng còn khó khăn về nhiều mặt do xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng ở các vùng đồng bào Mảng sinh sống rất khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông, điện, nước và tập tục sản xuất, canh tác còn lạc hậu chưa theo kịp với các dân tộc khác. Do đó cần có chính sách, đề án riêng và không nên hỗ trợ trực tiếp mà nên hỗ trợ theo hình thức gián tiếp để tránh sự trông chờ, ỷ lại. Đồng thời đầu tư để chính người dân tự ý thức vươn lên như đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; xuất khẩu lao động; khoanh nuôi, trồng rừng hưởng lợi phí dịch vụ...

Theo ông Trần Văn Nam - Phó Bí thư Đảng ủy xã Trung Chải, do trình độ dân trí của đồng bào dân tộc Mảng quá thấp, vì thế, Đảng và Nhà nước quan tâm có những chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực… Con em dân tộc Mảng sau khi được học và tốt nghiệp các trường Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học cần có chính sách ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ công chức, lãnh đạo xã hoặc trưởng các đoàn thể xã, để họ trực tiếp tác động, tuyên truyền cho đồng bào Mảng hiệu quả sẽ cao hơn.

Là người dân tộc Mảng, ông Lò A Tư - đại biểu Quốc hội khóa XIV cho rằng, với các dân tộc khó khăn như dân tộc Mảng nên có chính sách, đề án riêng, trong đó chọn các nhóm hỗ trợ cho các đối tượng và vùng sinh sống phù hợp với điều kiện canh tác, thổ nhưỡng, hợp với cây, con gì sẽ đầu tư trọng tâm, trọng điểm; đồng thời quan tâm hỗ trợ để bà con trồng rừng, gắn trồng rừng với phát triển chăn nuôi gia súc..., có như vậy thì đồng bào dân tộc Mảng mới thực sự vươn lên được.
Công Tuyên

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.