Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) mang lại nhiều lợi ích cho người dân, giá trị gỗ được tăng thêm, nâng cao được thu nhập trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, bất cập, tiến độ cấp chứng chỉ rừng chậm, chưa xứng với tiềm năng... Thực trạng này khiến nhiều chủ rừng là cá nhân và hộ gia đình đã không mặn mà với việc tham gia chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Sáng 18/8, sau Lễ phát động đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc", Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Mỗi cá nhân khỏe mạnh sẽ kiến tạo nên một xã hội khỏe mạnh. Xã hội khỏe mạnh là động lực gia tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí y tế. Do đó, chăm sóc sức khỏe cộng đồng phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đây là thông điệp được đưa ra trong Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - nền tảng cho phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”.
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, tạo đà cho du lịch phát triển; đồng thời gắn du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc.
Ngày 25/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo “Giữa doanh nghiệp với nhà nông về bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân năm 2024”. Dự hội thảo có lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sáng 16/4, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đã tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên - tiền thân của Đảng bộ huyện (16/4/1934 - 16/4/2024).
Trong những năm gần đây, xuất phát từ thế mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch tăng cao, trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát triển nhiều mô hình trồng trọt theo hướng sạch, hữu cơ, tuần hoàn, áp dụng đồng bộ quy trình canh tác và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, từng bước thúc đẩy ngành trồng trọt theo hướng xanh, bền vững.
Quản lý rừng có sự tham gia của người dân; thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng; tăng cường thực thi pháp luật đối với vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; cải tiến giải pháp kỹ thuật quản lý rừng sản xuất và huy động nguồn lực cho quản lý, bảo vệ rừng. Đó là những hoạt động chính trong Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học” của tỉnh Nghệ An năm 2024.
Ông Nguyễn Nam Giang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh nhìn nhận, để phát triển du lịch tỉnh thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ tiên quyết bên cạnh việc đổi mới mạnh mẽ tư duy. Tỉnh định hướng phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, có chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng và về lâu dài trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm, năm 2023, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, tỉnh chỉ còn 4.925 hộ nghèo, chiếm 0,97% tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 0,43% số hộ nghèo so với năm 2022. Để đạt được kết quả này, Tiền Giang đã đưa ra nhiều giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ hộ nghèo đa dạng hóa các mô hình sinh kế phù hợp với đặc thù từng vùng, từng địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong khuôn khổ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2023, ngày 22/4 tại thành phố Việt Trì, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; tổ chức Khoa học chuyên gia Việt Nam toàn cầu đã tổ chức Diễn đàn bền vững Việt Nam với chủ đề “Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững.
Trong những năm vừa qua, huyện biên giới Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ, từng bước giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, nâng cao đời sống.
Việt Nam bị đánh giá là quốc gia có lượng lớn rác thải nhựa xả ra biển. Việt Nam có 4 chỉ số bị xếp hạng thấp nhất là: Y tế và vệ sinh, xếp hạng 73; Hạ tầng dịch vụ du lịch xếp hạng 86; Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch, xếp hạng 87; Sự bền vững cho môi trường , xếp hạng 4.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong 3 phong trào trọng tâm do Hội Nông dân Việt Nam phát động từ năm 1989. Qua 33 năm, phong trào đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng trong cả nước nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và nông dân tham gia, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn, nhiều hộ nông dân vượt khó vươn lên thoát nghèo trở thành hộ khá, giàu, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện đời sống cho hàng ngàn hộ nông dân.
Tối 1/10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm xây dựng và phát triển thành phố Cao Bằng (25/9/2012 – 25/9/2022).
Hiệu quả giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái những năm qua đã khơi dậy khát vọng, năng lực vươn lên thoát nghèo của người dân, hướng tới tăng cường hỗ trợ người nghèo một cách đa chiều, toàn diện, bền vững. Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định, chăm lo giảm nghèo bền vững cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Yên Bái. Kết quả giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã giúp cải thiện rõ rệt đời sống người dân và góp phần củng cố thêm niềm tin của đồng bào vào chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Nhìn nhận thế mạnh, chọn lọc, định vị sản phẩm đặc sắc cũng như đẩy mạnh liên kết trong và ngoài vùng để làm gia tăng giá trị điểm đến là những giải pháp được các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất, đẩy mạnh thực hiện.
Khi dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các tỉnh ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đã khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng trong trạng thái bình thường. Lượng khách du lịch đến với các địa phương trong gần nửa đầu năm nay không ngừng tăng cao cho thấy tốc độ phục hồi mạnh mẽ của ngành Du lịch.
Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu là ba tỉnh ven biển sở hữu hàng trăm km đường bờ biển với rất nhiều vịnh, đảo và hàng loạt các bãi biển đẹp cùng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học biển cực kỳ phong phú. Nhìn nhận thế mạnh, chọn lọc, định vị sản phẩm đặc sắc cũng như đẩy mạnh liên kết trong và ngoài vùng để làm gia tăng giá trị điểm đến là những giải pháp đang được các địa phương thống nhất, đẩy mạnh triển khai thực hiện. Phóng viên TTXVN phản ánh nội dung này qua ba bài viết với chủ đề "Liên kết phát triển du lịch bền vững".
Sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động nông thôn ở Bến Tre có việc làm sau học nghề tăng cao. Qua đó, giúp lao động nông thôn có thêm sinh kế, tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Ngày 11/6, nhân 73 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Mường La, tỉnh Sơn La (15/6/1949-15/6/2022) và 43 năm chuyển Trung tâm huyện về thị trấn Ít Ong (1979-2022), UBND huyện đã tổ chức Ngày hội trưng bày sản phẩm nông nghiệp an toàn với hơn 200 mặt hàng nông sản đặc trưng và sản phẩm chủ lực của địa phương.
Theo Quyết định số 194/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030, mục tiêu cụ thể của Đề án là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, đúng quy hoạch và yêu cầu của thị trường, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sản; gắn với đó là tổ chức thương mại trong nước, ngoài nước theo hướng hiện đại.
Ngày 16/10, tại thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Trung tâm khuyến nông quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng tổ chức diễn đàn khuyến nông với chủ đề “Phát triển nuôi tằm bền vững theo hướng xuất khẩu".
Sau 3 ngày làm việc nghiêm túc, tích cực với trách nhiệm cao, sáng 25/9 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025 đã hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ đề ra và bế mạc Đại hội.
Để phát triển rừng bền vững, tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh triển khai chương trình giao khoán bảo vệ rừng gắn với xây dựng các mô hình sinh kế hỗ trợ cho cộng đồng địa phương, tạo điều kiện giúp người dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
Phú Quốc (Kiên Giang) được mệnh danh là “đảo ngọc” - điểm đến có sức hấp dẫn đặc biệt đối với rất nhiều du khách, được định vị rõ nét trên bản đồ du lịch không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới. Với diện tích 589,27 km2, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của nước ta với đường bờ biển trải dài, nhiều bãi biển cát trắng mịn và những ngọn núi, cánh rừng nguyên sinh... tạo nên cho đảo bức tranh “sơn thủy hữu tình” không nơi nào có được.
Một trong những chương trình tín dụng ưu đãi có ý nghĩa lớn đối với những hộ mới thoát nghèo được Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ triển khai đó là hỗ trợ vay vốn theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo. Sau 5 năm triển khai, nguồn vốn cho vay ưu đãi này đã kịp thời tiếp sức cho hàng chục nghìn hộ mới thoát nghèo các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, qua đó thoát nghèo bền vững và chống tái nghèo.
Năm 2020, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu phấn đấu giảm 0,5% hộ nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 0,3% trở lên. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau tăng cường chỉ đạo các cấp, ngành tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thời gian tới.