Ngày hội là dịp để các đơn vị của Thành phố và doanh nghiệp gặp gỡ, thảo luận về những vấn đề thiết thực hướng tới phát triển nhanh và bền vững cho thành phố.
Thông qua Ngày hội, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lắng nghe ý kiến góp ý, đề xuất, hiến kế của các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp công nghệ vào GRDP, góp phần xây dựng, phát triển thành phố sớm trở thành đô thị thông minh, sáng tạo.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế với trọng tâm chủ yếu dựa trên đổi mới sáng tạo, dựa trên hàm lượng tri thức, công nghệ tiên tiến và năng suất cao là yêu cầu bắt buộc đối với sự phát triển của Thành phố. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với các cải tiến liên tục về kết nối số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật chính là thời cơ lớn để thành phố bắt tay vào triển khai xây dựng đô thị thông minh, nhằm phát huy tối đa các tiềm năng và thế mạnh của mình.
Từ tháng 9/2019, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng AI, nhằm mục tiêu xây dựng hệ sinh thái ứng dụng AI tại Thành phố giai đoạn 2019 - 2025.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, mục tiêu chương trình phát triển AI của Thành phố là nhằm triển khai nhanh các trụ cột của đề án đô thị thông minh, bởi AI là một cấu thành quan trọng trong đô thị thông minh. Cùng với đó, việc xây dựng đô thị thông minh và sáng tạo sẽ tạo nên thị trường lớn, sân chơi lớn cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin có động lực phát triển, nghiên cứu, cung cấp các giải pháp công nghiệp tiên tiến. Đây cũng là một “làn gió mới” thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của Thành phố.
Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử - công nghệ thông tin của Thành phố là hơn 5.600 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ khoảng 3% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.
Thành phố cũng được xem là điểm sáng trong bức tranh khởi nghiệp sáng tạo của cả nước, chiếm tới 40 - 45% trong khoảng 3.000 startup của cả nước.
Nhiều Startup Việt đã gọi vốn thành công với tổng giá trị hơn 670 triệu USD cho khoảng 50 thương vụ; riêng Thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần một nửa với 23 thương vụ, tương ứng hơn 300 triệu USD.
Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, Thành phố đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để Startup phát triển, đồng thời thu hút các nguồn lực và hỗ trợ khởi nghiệp thông qua rất nhiều chương trình và kỳ vọng sẽ có những điển hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thì có đến 70% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều này cho thấy tiềm năng của việc phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin thông qua các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là rất lớn.
Phát biểu tại Ngày hội, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thành phố từ rất sớm đã chú trọng về công nghệ thông tin – truyền thông và cách đây khoảng 20 năm Thành phố đã đề xuất Trung ương coi công nghệ thông tin là một lĩnh vực cần ưu tiên phát triển đột phá.
Thành phố đã xây dựng Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) rất thành công, hiện là khu phần mềm lớn nhất cả nước với 165 doanh nghiệp đang hoạt động, 27 nhà đầu tư, hơn 11.000 kỹ sư và nhân viên công nghệ thông tin.
Thành phố là địa phương duy nhất nghiên cứu sản xuất vi mạch, với nguồn vốn tự đầu tư. Mới đây, Thành phố đã quyết định xây dựng khu khởi nghiệp sáng tạo để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp chọn Thành phố Hồ Chí Minh phát triển công nghệ thông tin là đúng chỗ.
Theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, hiện nay năng suất lao động của công nghệ thông tin – truyền thông so với năng suất chung của thành phố gấp 1,96 lần; công nghệ thông tin đóng góp vào sản phẩm nội địa Thành phố là 4,44%, gần trở thành ngành kinh tế chủ lực. Việc phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin là rất quan trọng, do đó các đơn vị phải tìm giải pháp để gia tăng nhanh số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ Ngày hội, Ban tổ chức cũng đã trao Giải thưởng công nghệ thông tin - truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11 năm 2019 với chủ đề “Hành trình vươn tới đô thị thông minh”, cho các cá nhân và tập thể có đóng góp cho sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Thành phố; tổ chức hội thảo “Phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm tìm giải pháp phát triển ngành qua góc nhìn từ thực tiễn của cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp; chương trình “Lãnh đạo Thành phố gặp gỡ sinh viên tiêu biểu trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo”; công bố và trao chứng nhận kết nạp HueCIT tham gia Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung…/.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tham quan các gian hàng sản phẩm của doanh nghiệp, được trưng bày tại Ngày hội. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Thông qua Ngày hội, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lắng nghe ý kiến góp ý, đề xuất, hiến kế của các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân để phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp công nghệ vào GRDP, góp phần xây dựng, phát triển thành phố sớm trở thành đô thị thông minh, sáng tạo.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế với trọng tâm chủ yếu dựa trên đổi mới sáng tạo, dựa trên hàm lượng tri thức, công nghệ tiên tiến và năng suất cao là yêu cầu bắt buộc đối với sự phát triển của Thành phố. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với các cải tiến liên tục về kết nối số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật chính là thời cơ lớn để thành phố bắt tay vào triển khai xây dựng đô thị thông minh, nhằm phát huy tối đa các tiềm năng và thế mạnh của mình.
Từ tháng 9/2019, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng AI, nhằm mục tiêu xây dựng hệ sinh thái ứng dụng AI tại Thành phố giai đoạn 2019 - 2025.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên – Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông chúc mứng HueCIT được trao chứng nhận thành viên Chuỗi Công |
Theo ông Nguyễn Thành Phong, mục tiêu chương trình phát triển AI của Thành phố là nhằm triển khai nhanh các trụ cột của đề án đô thị thông minh, bởi AI là một cấu thành quan trọng trong đô thị thông minh. Cùng với đó, việc xây dựng đô thị thông minh và sáng tạo sẽ tạo nên thị trường lớn, sân chơi lớn cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin có động lực phát triển, nghiên cứu, cung cấp các giải pháp công nghiệp tiên tiến. Đây cũng là một “làn gió mới” thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của Thành phố.
Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử - công nghệ thông tin của Thành phố là hơn 5.600 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ khoảng 3% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.
Thành phố cũng được xem là điểm sáng trong bức tranh khởi nghiệp sáng tạo của cả nước, chiếm tới 40 - 45% trong khoảng 3.000 startup của cả nước.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao Giải thưởng Công nghệ thông tin và truyền thông Thành phố năm 2019 cho các cá nhân, tập thể. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Nhiều Startup Việt đã gọi vốn thành công với tổng giá trị hơn 670 triệu USD cho khoảng 50 thương vụ; riêng Thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần một nửa với 23 thương vụ, tương ứng hơn 300 triệu USD.
Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, Thành phố đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để Startup phát triển, đồng thời thu hút các nguồn lực và hỗ trợ khởi nghiệp thông qua rất nhiều chương trình và kỳ vọng sẽ có những điển hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thì có đến 70% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều này cho thấy tiềm năng của việc phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin thông qua các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là rất lớn.
Phát biểu tại Ngày hội, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thành phố từ rất sớm đã chú trọng về công nghệ thông tin – truyền thông và cách đây khoảng 20 năm Thành phố đã đề xuất Trung ương coi công nghệ thông tin là một lĩnh vực cần ưu tiên phát triển đột phá.
Thành phố đã xây dựng Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) rất thành công, hiện là khu phần mềm lớn nhất cả nước với 165 doanh nghiệp đang hoạt động, 27 nhà đầu tư, hơn 11.000 kỹ sư và nhân viên công nghệ thông tin.
Thành phố là địa phương duy nhất nghiên cứu sản xuất vi mạch, với nguồn vốn tự đầu tư. Mới đây, Thành phố đã quyết định xây dựng khu khởi nghiệp sáng tạo để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp chọn Thành phố Hồ Chí Minh phát triển công nghệ thông tin là đúng chỗ.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Ngày hội. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Theo Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, hiện nay năng suất lao động của công nghệ thông tin – truyền thông so với năng suất chung của thành phố gấp 1,96 lần; công nghệ thông tin đóng góp vào sản phẩm nội địa Thành phố là 4,44%, gần trở thành ngành kinh tế chủ lực. Việc phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin là rất quan trọng, do đó các đơn vị phải tìm giải pháp để gia tăng nhanh số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ Ngày hội, Ban tổ chức cũng đã trao Giải thưởng công nghệ thông tin - truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11 năm 2019 với chủ đề “Hành trình vươn tới đô thị thông minh”, cho các cá nhân và tập thể có đóng góp cho sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Thành phố; tổ chức hội thảo “Phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm tìm giải pháp phát triển ngành qua góc nhìn từ thực tiễn của cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp; chương trình “Lãnh đạo Thành phố gặp gỡ sinh viên tiêu biểu trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo”; công bố và trao chứng nhận kết nạp HueCIT tham gia Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung…/.
Tiến Lực
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN