Mối liên hệ giữa khí thải CO2 và hoạt động của núi lửa

Những cuộc đại tuyệt chủng do núi lửa xuyên suốt lịch sử loài người là nguyên nhân dẫn khiến lượng khí thải CO2 gia tăng đột phát và kéo theo sau đó là sự biến đổi khí hậu.

Moi lien he giua khi thai CO2 va hoat dong cua nui lua hinh anh 1Núi lửa Sakurajima phun nham thạch. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là kết luận một nghiên cứu mới về các trận núi lửa phun trào trong lịch sử Trái Đất và sự biến đổi khí hậu sau đó. Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Curtin của Australia thực hiện và công bố trên kỷ yếu của Học viện Khoa học quốc gia nước này ngày 26/7.

Ông Hugo Olierook, một trong những tác giả nghiên cứu thuộc Khoa Trái Đất và Khoa học hành tinh của Đại học Curtin khẳng định không phải quy mô các trận núi lửa dẫn đến biến đổi khí hậu, mà chính lượng khí CO2 thải ra từ đó. Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học có thể ước tính lượng khí thải CO2 trong từng trận núi lửa phun trào trong lịch sử bằng cách phân tích các giọt magma từ đá núi lửa được nạo vét từ đáy đại dương.

Một trong những vụ phun trào lớn hơn từ một siêu núi lửa nằm trên Cao nguyên Kerguelen ở Ấn Độ Dương cách đây khoảng 540 triệu năm đã giải phóng lượng CO2 ít hơn 5 lần so với những vụ phun trào nhỏ song gây ra cuộc đại tuyệt chủng. Đáng báo động, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng hoạt động công nghiệp ngày nay đang giải phóng CO2 với tốc độ nhanh hơn 200 lần so với các sự kiện siêu núi lửa phun trào. Cụ thể, các nhà khoa học xác định lượng khí phát thải kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã làm tăng khoảng 50% lượng khí CO2 trong khí quyển. Ông cho rằng thế giới đang đi trên một quỹ đạo không bền vững trong nỗ lực kiềm chế CO2.

Tuy nhiên, về mặt tích cực, ông cho rằng các quá trình như hấp thụ CO2 tự nhiên vào đất và thực vật cho thấy Trái Đất vẫn có khả năng điều chỉnh mức độ biến đổi khí hậu nếu có cơ hội. Ông nhấn mạnh nếu có thể làm chậm tốc độ phát thải khí CO2, thế giới có thể hy vọng thấy ảnh hưởng hạn chế đối với khí hậu và cuộc sống của con người.

Lan Phương

Tin liên quan

Vẻ đẹp của những rạn san hô hình thành trên trầm tích núi lửa Hòn Yến

Tại Di tích danh thắng quốc gia Hòn Yến (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) hiện có 17 loài san hô sinh sống. Do được hình thành trên trầm tích của núi lửa, nên san hô ở Hòn Yến có vẻ đẹp riêng khác biệt so với một số loại san hô khác phân bố ở các vùng biển nước sâu thuộc các địa phương khác.


Gia Lai: Dã quỳ nhuộm vàng miệng núi lửa Chư Đăng Ya

Cứ vào tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ bắt đầu bung nở trên các sườn đồi, khe suối Tây Nguyên. Tại Gia Lai, du khách có thể ngắm hoa dã quỳ trên đỉnh núi lửa Chư Đăng Ya, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh để cảm nhận không khí và vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên. Màu vàng rực rỡ của hoa dã quỳ hòa quyện với màu xanh của cây cỏ trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.


Không nên “đặt cược” vào hiệu ứng làm mát của núi lửa phun trào

Trong nhiều năm qua, các vụ núi lửa phun trào ở quy mô vừa phải đã góp phần làm giảm nhiệt độ Trái Đất. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố ngày 12/8 cho thấy biến đổi khí hậu có thể làm tăng hiệu ứng làm mát khí quyển của các vụ phun trào núi lửa lớn xảy ra một lần trong 100 năm, song cũng làm giảm hiệu ứng này của các vụ phun trào quy mô nhỏ hơn.


Thám hiểm núi lửa Kliuchevskoy ở vùng Viễn Đông Nga

Đầu tháng 12/2020, núi lửa Kliuchevskoy trên bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông Liên Bang Nga bước vào giai đoạn hoạt động tích cực và phun trào dung nham sau hơn một tháng hoạt động âm ỉ kể từ lúc “thức giấc”. Một nhóm các nhà nghiên cứu về núi lửa, thám hiểm và phóng viên từ Moskva và vùng Viễn Đông đã lên đường đến thực địa để ghi lại những hình ảnh đầu tiên về đợt phun trào dung nham quy mô lớn của núi lửa Kliuchevskoy.


Núi lửa tại Guatemala phun trào mạnh

Ngày 25/2, núi lửa Fuego của Guatemala đã gia tăng hoạt động, phun trào nham thạch và các cột tro bụi ảnh hưởng tới nhiều khu vực dân cư lân cận.



Đề xuất