Tại Di tích danh thắng quốc gia Hòn Yến (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) hiện có 17 loài san hô sinh sống. Do được hình thành trên trầm tích của núi lửa, nên san hô ở Hòn Yến có vẻ đẹp riêng khác biệt so với một số loại san hô khác phân bố ở các vùng biển nước sâu thuộc các địa phương khác.
San hô ở Hòn Yến được phân bố ở tầng nông, gần bờ, mỗi khi thủy triều rút hô sẽ lộ thiên. Ngoài thường xuyên bị tác động bởi sóng biển, những rạn san hô lộ thiên gần bờ cũng dễ bị tác động bởi hoạt động ngắm san hô của người dân và du khách. Tỉnh Phú Yên đang triển khai các giải pháp dựa vào cộng đồng để bảo vệ san hô ở Hòn Yến.
Khi thủy triều rút, san hô Hòn Yến lộ thiên với nhiều màu sắc đẹp như những đóa hoa. Ảnh: TTXVN
San hô hình thành trên trầm tích núi lửa phần lớn là loại san hô cứng. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Những rạn san hô tại Di tích danh thắng quốc gia Hòn Yến đang được tỉnh Phú Yên lên kế hoạch bảo vệ. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
San hô Hòn Yến có 17 loài, phân bố gần bờ khu vực di tích. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Những "bông hoa" san hô hình thành trên trầm tích núi lửa ở Hòn Yến. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Khi thủy triều rút, những rạn san hô ở Hòn Yến sẽ lộ thiên. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Khi thủy triều rút, san hô ở Hòn Yến lộ thiên thường xuyên bị tác động của sóng biển. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Những bãi san hô lộ thiên có hình thù rất đẹp và lạ. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Những bãi san hô lộ thiên có hình thù rất đẹp và lạ. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Những rạn san hô hình thành trên trầm tích núi lửa tại Di tích danh thắng quốc gia Hòn Yến. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Phạm Cường
(TTXVN)