Theo Cục Bảo vệ thực vật, do thời tiết thuận lợi, trời nhiều mây, ẩm độ không khí cao nên nhiều đối tượng sinh vật dịch hại trên lúa tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc. Các tỉnh cần tăng cường điều tra phát hiện dự tính dự báo và theo dõi chặt các đối tượng sinh vật gây hại chính trên lúa; tổ chức phòng trừ kịp thời ở những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ hại cao, khi còn trên diện hẹp.
Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 71 ha lúa Đông Xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn và đang có xu hướng lây lan ra diện rộng.
Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024, tỉnh An Giang xuống giống 227.256 ha lúa, nếp và đây được xem là vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Tuy nhiên đến nay, tỉnh đã có hơn 10.856,9 ha bị nhiễm dịch hại, nhất là rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn lá, chuột… nếu không chủ động, theo dõi phát hiện sớm để quản lý phòng trị sẽ gây hại nặng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa vụ Đông Xuân.
Trước tình hình thời tiết thủy văn diễn biến phức tạp, hạn hán và xâm nhập mặn đang lấn sâu vào thượng lưu sông Tiền và hệ thống các sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long, đến giữa tháng 3/2024, nông dân Tiền Giang đã cơ bản thu hoạch trên 45.000 ha lúa vụ Đông Xuân 2023 – 2024.
Tại Sóc Trăng, các địa phương vùng thường xuyên bị ảnh hưởng mặn xâm nhập như huyện Long Phú, Trần Đề đã bắt đầu thu hoạch lúa vụ Đông Xuân chính vụ. Hiện giá lúa thường từ 8.700-10.000 đồng/kg, lúa thơm từ 9.700 đến trên 10.000 đồng/kg và nhóm lúa ST ghi nhận thực tế tại một số địa phương đang thu hoạch có giá từ 11.000 đồng/kg trở lên. Nhìn chung giá bán các loại lúa tăng từ 2.000 đồng/kg trở lên (lúa tươi tại đồng) so với năm trước và năng suất đạt khá nên nông dân phấn khởi.
Trận dông, lốc và mưa lớn rạng sáng 8/5 xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã khiến nhiều diện tích lúa Đông - Xuân sắp thu hoạch bị đổ, ngã làm ảnh hưởng đến năng suất, giá trị cây trồng. Ngành nông nghiệp và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang tích cực triển khai các biện pháp khắc phục nhằm giảm thiệt hại cho vụ lúa Đông Xuân.
Hiện nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang trong giai đoạn chuyển mùa với khí hậu biễn biến phức tạp, điều này tạo điều kiện thuận lợi phát sinh một số loại sâu bệnh hại lúa, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Nhằm bảo vệ cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và bội thu mùa vụ, người dân Lai Châu đang tập trung chăm sóc, phòng, trừ các loại sâu bệnh hại lúa.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang yêu cầu chính quyền các địa trong tỉnh phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân cắt giảm gieo trồng vụ lúa Đông Xuân, lúa Hè Thu sớm (vụ 3) trên những diện tích đất gò cao thiếu nguồn nước tưới, chuyển sang trồng các loại rau màu thực phẩm.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có mưa lớn, gây ngập úng hơn 4.500 ha lúa Đông Xuân. Việc tiêu úng cứu lúa đang được các địa phương của tỉnh tích cực triển khai.
Mặc dù gieo sạ theo đúng lịch thời vụ Đông Xuân 2021 - 2022 nhưng do mưa lớn bất thường trong 3 ngày (26, 27 và 28/12) vừa qua đã khiến hàng nghìn hecta lúa của nông dân tỉnh Bình Định bị ngập úng; trong đó, có nhiều diện tích vừa gieo sạ đã bị nước lũ cuốn trôi. Một số chân ruộng lúa đã nảy mầm cũng bị hư hại.
Ngành nông nghiệp đang khuyến cáo nông dân thực hiện nhiều biện pháp tích trữ nguồn nước ngọt để phục vụ diện tích lúa Đông Xuân trước tình hình hạn, mặn đang còn diễn biến gay gắt; đồng thời thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cuối tháng 4 – đầu tháng 5, lúa Đông Xuân khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ vào thời kỳ trỗ tập trung. Tuy nhiên, thời gian này vẫn còn những đợt không khí lạnh gây mưa ẩm kéo dài, có nơi mưa vừa, mưa to và giông lốc có thể làm lúa thụ phấn kém hoặc lúa ngậm sữa – chắc xanh bị đổ ngã gây thiệt hại đến năng suất.
Ngày 11/12, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Đông Xuân 2019 - 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2017 - 2018, năng suất bình quân đạt hơn 6 tấn/ha, cao hơn vụ trước 1 tấn/ha. Giá lúa hiện ở mức cao nên nông dân thu được lợi nhuận đáng kể.
Trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, nông dân Tiền Giang xuống giống được trên 68.000 ha. Đến nay, bà con đã thu hoạch được gần 40.000 ha, năng suất bình quân đạt 70,8 tạ/ ha và sản lượng trên 275.000 tấn lúa hàng hóa. Diện tích còn lại đang khẩn trương thu hoạch dứt điểm trong những ngày tới. Theo đánh giá, năm nay, Tiền Giang được mùa Đông Xuân, năng suất cao và lúa hàng hóa được giá, bà con rất phấn khởi.
Hiện giá lúa hàng hóa ngoài thị trường tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang tăng và nhu cầu sử dụng giống lúa có chất lượng để gieo cấy tăng mạnh. Đây là thời điểm nông dân thành phố Cần Thơ và nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tích cực chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2017 - 2018.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết trên một số trà lúa Đông Xuân 2017 - 2018 đã xuống giống, muỗi hành xuất hiện gây hại, với khoảng 145 ha đang bị nhiễm, tập trung ở 2 xã Thủy Liễu và Thới Quản, huyện Gò Quao (Kiên Giang).
Trong ba vụ lúa trong năm 2017, Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông, sản lượng lúa của tỉnh Đồng Tháp đạt gần 3,20 triệu tấn, đưa giá trị sản xuất ngành hàng lúa cả năm đạt trên 14.000 tỷ đồng. Mục tiêu của tỉnh Đồng Tháp là nâng cao giá trị cây lúa để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hình thành nhiều mô hình sản xuất lúa sạch, lúa chất lượng cao góp phần thực hiện tốt chương trình tái cơ cấu nông nghiệp.
Năm 2018, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp chọn tạo và đưa giống lúa mới có chất lượng cao vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng cho chế biến và xuất khẩu.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh) vừa ban hành lịch xuống giống vụ lúa Đông Xuân năm 2017-2018. Đồng thời, khuyến cáo nông dân tuân thủ để đảm bảo vụ mùa đạt thắng lợi.
Do nắng nóng kéo dài, mưa ít nên nước mặn xâm nhập sớm hơn 1 tháng so với cùng kỳ đầu năm 2015, khiến nhiều trà lúa vừa xuống giống được 1 tháng đã thiếu nước tưới, vừa ngậm sữa đã khô héo và chết.