Vụ lúa Đông Xuân năm 2017- 2018, tỉnh Trà Vinh có kế hoạch gieo trồng 54.250 ha tập trung vào 2 đợt chính. Đợt 1 xuống giống tập trung từ 25/11-5/12/2017 khoảng 22.850 ha tại các huyện Càng Long 12.200 ha, Cầu Kè 2.660 ha, Tiểu Cần 4.610 ha và Châu Thành 3.380 ha. Đợt 2 xuống giống tập trung từ 20/12-30/12/2017 các diện tích còn lại; trong đó, huyện Cầu Kè 6.980 ha, Tiểu Cần 7.440 ha, Châu Thành 7.980 ha, Trà Cú 8.500 ha và thành phố Trà Vinh 500 ha.
Để tránh thiệt hại do hạn, mặn cuối vụ, ngành nông nghiệp tỉnh lưu ý nông dân nên sử dụng giống lúa cấp xác nhận, ngắn ngày và chịu mặn như OM 4900, OM 9921, OM 344, OM 429, OM 5451. Riêng các giống lúa thường như IR 50404, ML 202…, nông dân xuống giống không vượt quá 20% diện tích.
Theo ông Lâm Quang Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Trà Vinh, các địa phương phải bố trí nhóm giống có cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; mỗi đợt xuống giống phải đảm bảo dứt điểm trong vòng 3-5 ngày trên từng cánh đồng. Đồng thời, nông dân thực hiện tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, đảm bảo thời gian tối thiểu giữa 2 vụ là 2 tuần nhằm tạo độ thông thoáng, tránh ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn và cắt nguồn sâu hại bệnh.
Đặc biệt, vụ lúa Đông Xuân 2017-2018 nông dân cần lưu ý các đối tượng gây hại chính có thể xuất hiện như bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, các bệnh do khuẩn, nhện gié, rầy nâu và chuột…
Vụ lúa Hè Thu năm nay, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch dứt điểm hơn 77.000 ha. Những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nông dân Trà Vinh. Năm 2016, thiên tai hạn mặn đã làm thiệt hại khoảng 30.000 ha lúa trên địa bàn tỉnh, ước thiệt hại hơn 881 tỷ đồng. Do vậy, nông dân trong tỉnh cần thực hiện theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp để né hạn, mặn.
Để tránh thiệt hại do hạn, mặn cuối vụ, ngành nông nghiệp tỉnh lưu ý nông dân nên sử dụng giống lúa cấp xác nhận, ngắn ngày và chịu mặn như OM 4900, OM 9921, OM 344, OM 429, OM 5451. Riêng các giống lúa thường như IR 50404, ML 202…, nông dân xuống giống không vượt quá 20% diện tích.
Theo ông Lâm Quang Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Trà Vinh, các địa phương phải bố trí nhóm giống có cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; mỗi đợt xuống giống phải đảm bảo dứt điểm trong vòng 3-5 ngày trên từng cánh đồng. Đồng thời, nông dân thực hiện tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, đảm bảo thời gian tối thiểu giữa 2 vụ là 2 tuần nhằm tạo độ thông thoáng, tránh ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn và cắt nguồn sâu hại bệnh.
Đặc biệt, vụ lúa Đông Xuân 2017-2018 nông dân cần lưu ý các đối tượng gây hại chính có thể xuất hiện như bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, các bệnh do khuẩn, nhện gié, rầy nâu và chuột…
Vụ lúa Hè Thu năm nay, nông dân tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch dứt điểm hơn 77.000 ha. Những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của nông dân Trà Vinh. Năm 2016, thiên tai hạn mặn đã làm thiệt hại khoảng 30.000 ha lúa trên địa bàn tỉnh, ước thiệt hại hơn 881 tỷ đồng. Do vậy, nông dân trong tỉnh cần thực hiện theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp để né hạn, mặn.
Thanh Hoà