Ông Lê Văn Danh ở ấp 5, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, không giấu niềm vui lớn, cho biết, Vụ Đông Xuân 2017 - 2018, lần đầu tiên sau nhiều năm ruộng của gia đình đạt năng suất 10 tấn/ha; giá lúa thương lái đặt mua trước 6.000 đồng/kg. Nhờ đó, gia đình có doanh thu được 60 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 30 triệu đồng, gấp hai lần vụ Đông Xuân năm trước.
Gần đó, ông Phạm Văn Hải cũng đang tất bật thu hoạch 3 ha lúa Đông Xuân với sản lượng 30 tấn lúa hàng hóa. Vụ này, ông cũng được thương lái bao tiêu trước toàn bộ với giá 6.000 đồng/kg, đạt 180 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 100 triệu đồng.
Ông Hải nói thêm, cả cánh đồng ấp 5 có hàng trăm ha, nông dân đều đang tất bật thu hoạch rộ để khẩn trương xuống giống tiếp vụ Xuân Hè cho kịp lịch thời vụ. Năng suất vụ này trên toàn cánh đồng đạt 10 tấn/ ha. Những nông dân thâm canh xuất sắc có thể đạt đến 11 tấn/ ha.
Ông Nguyễn Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy cho biết, trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, địa phương xuống giống trên 1.400 ha, chủ yếu các giống lúa chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu như Đài Thơm 8, OM 4900…. Tính đến giữa tháng 3/2018, nông dân đã thu hoạch trên 50% diện tích với năng suất từ 8 đến 10 tấn/ ha, tăng hơn từ 1 tấn đến 2 tấn/ ha so với vụ Đông Xuân năm trước. Thương lái mua tại ruộng từ 5.900 đồng đến 6.000 đồng/kg, tăng hơn cùng kỳ năm trước từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg.
Tại Mỹ Thành Nam có 3 doanh nghiệp tham gia xây dựng mô hình sản xuất “cánh đồng lớn” với tổng diện tích lên đến 370 ha. Ông Lê Văn Hưng, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành Nam được Công ty ADC hợp đồng bao tiêu sản xuất 92 ha theo mô hình “cánh đồng lớn” cho biết, năng suất trong mô hình bình quân 10 tấn/ ha, bán với giá 6.000 đồng/kg, bà con lãi từ 30 - 40 triệu đồng/ ha. Đây là mức lãi cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây trên cánh đồng xã Mỹ Thành Nam.
Niềm vui được mùa lan tỏa khắp tỉnh Tiền Giang, không kể vùng ngập lũ đầu nguồn như xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy mà cả các địa bàn khác như vùng ngọt hóa Gò Công, duyên hải huyện Gò Công Đông,…vốn là khu vực sản xuất khó khăn, chịu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu nặng nề. Ông Trần Quang Thành, cư ngụ tại xã Kiểng Phước, một xã nằm giáp biển Đông của huyện Gò Công Đông cho biết, ông canh tác 8 ha, giống lúa thơm Jamine. Vừa qua, ông thu hoạch đạt năng suất khoảng 8 tấn/ ha, thương lái thu mua giá trên 7.000 đồng/kg, mức giá kỷ lục từ trước đến nay. Trong vụ này, ông ước bán thu khoảng 450 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi khoảng 200 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Tiền Giang, vùng dự án ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang gồm huyện Gò Công Đông là địa bàn trọng điểm về hạn hán và xâm nhập mặn hàng năm. Ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2017 – 2018, tỉnh đã xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ sản xuất và đời sống cho toàn vùng; trong đó, dự kiến vào cao điểm mùa khô, mặn xâm nhập sâu về thượng lưu sông Tiền từ 55 km đến 60 km, tận vàm kênh Nguyễn Tấn Thành (huyện Châu Thành).
Tuy nhiên, nhờ triển khai đối phó khẩn trương, bài bản với nhiều giải pháp tích cực để thính ứng với biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên đối mặt với thiên tai; trong đó, có tổ chức gieo sạ “né hạn, mặn” nên đến thời điểm này, trà lúa Đông Xuân toàn vùng dự án đã vào giai đoạn trổ, chín và thu hoạch rộ, an toàn và ăn chắc; trong đó, huyện Gò Công Đông xuống giống trên 10.000 ha.
Theo ông Nguyễn Văn Quí, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Gò Công Đông, đến nay, nông dân đã thu hoạch đạt khoảng 30% tổng diện tích. Số còn lại thu hoạch dứt điểm trong tháng 3. Nhìn chung, nông dân trúng mùa và trúng giá, thu nhập cao nhất so với các vụ Đông Xuân trước đây.
Trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng đã ký hợp đồng bao tiêu theo mô hình “cánh đồng lớn” trên diện tích trên 1.200 ha. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong mô hình thuận lợi, nông dân lãi khá và an tâm tham gia sản xuất.
Ông Lê Văn Chữ, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành (huyện Cai Lậy) cho biết, trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, Hợp tác xã được Doanh nghiệp tư nhân Long Nhựt (Đồng Tháp) hợp đồng bao tiêu sản xuất gần 80 ha theo mô hình “cánh đồng lớn”. Vụ này, xã viên đạt năng suất rất cao, từ 9 tấn đến 10 tấn/ ha; doanh nghiệp thu mua giá 6.000 đồng/kg. Thu hoạch xong vụ Đông Xuân, bà con tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp bước vào vụ sản xuất Xuân Hè tới.
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá, vụ này Tiền Giang giành thắng lợi lớn nhờ vào nỗ lực của các ngành, các cấp cũng như bà con nông dân trong việc đẩy mạnh thâm canh, đảm bảo điều kiện sản xuất, tuân thủ lịch thời vụ gieo sạ cũng như thay đổi cơ cấu giống hướng đến những giống chất lượng cao có giá trị xuất khẩu. Nhờ vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, yếu tố khách quan thiên nhiên, thời tiết và thủy văn thuận lợi, không xảy ra hạn mặn gay gắt cũng góp thêm yếu tố cho một vụ sản xuất Đông Xuân ngọt ngào đối với nông dân tỉnh nhà.
Gần đó, ông Phạm Văn Hải cũng đang tất bật thu hoạch 3 ha lúa Đông Xuân với sản lượng 30 tấn lúa hàng hóa. Vụ này, ông cũng được thương lái bao tiêu trước toàn bộ với giá 6.000 đồng/kg, đạt 180 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 100 triệu đồng.
Ông Hải nói thêm, cả cánh đồng ấp 5 có hàng trăm ha, nông dân đều đang tất bật thu hoạch rộ để khẩn trương xuống giống tiếp vụ Xuân Hè cho kịp lịch thời vụ. Năng suất vụ này trên toàn cánh đồng đạt 10 tấn/ ha. Những nông dân thâm canh xuất sắc có thể đạt đến 11 tấn/ ha.
Ông Nguyễn Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy cho biết, trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, địa phương xuống giống trên 1.400 ha, chủ yếu các giống lúa chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu như Đài Thơm 8, OM 4900…. Tính đến giữa tháng 3/2018, nông dân đã thu hoạch trên 50% diện tích với năng suất từ 8 đến 10 tấn/ ha, tăng hơn từ 1 tấn đến 2 tấn/ ha so với vụ Đông Xuân năm trước. Thương lái mua tại ruộng từ 5.900 đồng đến 6.000 đồng/kg, tăng hơn cùng kỳ năm trước từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg.
Thu hoạch lúa Đông Xuân ở huyện Cai Lậy. Ảnh: Minh Trí-TTXVN |
Tại Mỹ Thành Nam có 3 doanh nghiệp tham gia xây dựng mô hình sản xuất “cánh đồng lớn” với tổng diện tích lên đến 370 ha. Ông Lê Văn Hưng, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành Nam được Công ty ADC hợp đồng bao tiêu sản xuất 92 ha theo mô hình “cánh đồng lớn” cho biết, năng suất trong mô hình bình quân 10 tấn/ ha, bán với giá 6.000 đồng/kg, bà con lãi từ 30 - 40 triệu đồng/ ha. Đây là mức lãi cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây trên cánh đồng xã Mỹ Thành Nam.
Niềm vui được mùa lan tỏa khắp tỉnh Tiền Giang, không kể vùng ngập lũ đầu nguồn như xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy mà cả các địa bàn khác như vùng ngọt hóa Gò Công, duyên hải huyện Gò Công Đông,…vốn là khu vực sản xuất khó khăn, chịu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu nặng nề. Ông Trần Quang Thành, cư ngụ tại xã Kiểng Phước, một xã nằm giáp biển Đông của huyện Gò Công Đông cho biết, ông canh tác 8 ha, giống lúa thơm Jamine. Vừa qua, ông thu hoạch đạt năng suất khoảng 8 tấn/ ha, thương lái thu mua giá trên 7.000 đồng/kg, mức giá kỷ lục từ trước đến nay. Trong vụ này, ông ước bán thu khoảng 450 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi khoảng 200 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Tiền Giang, vùng dự án ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang gồm huyện Gò Công Đông là địa bàn trọng điểm về hạn hán và xâm nhập mặn hàng năm. Ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2017 – 2018, tỉnh đã xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ sản xuất và đời sống cho toàn vùng; trong đó, dự kiến vào cao điểm mùa khô, mặn xâm nhập sâu về thượng lưu sông Tiền từ 55 km đến 60 km, tận vàm kênh Nguyễn Tấn Thành (huyện Châu Thành).
Thu hoạch lúa Đông Xuân ở huyện Cai Lậy. Ảnh: Minh Trí-TTXVN |
Tuy nhiên, nhờ triển khai đối phó khẩn trương, bài bản với nhiều giải pháp tích cực để thính ứng với biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên đối mặt với thiên tai; trong đó, có tổ chức gieo sạ “né hạn, mặn” nên đến thời điểm này, trà lúa Đông Xuân toàn vùng dự án đã vào giai đoạn trổ, chín và thu hoạch rộ, an toàn và ăn chắc; trong đó, huyện Gò Công Đông xuống giống trên 10.000 ha.
Theo ông Nguyễn Văn Quí, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Gò Công Đông, đến nay, nông dân đã thu hoạch đạt khoảng 30% tổng diện tích. Số còn lại thu hoạch dứt điểm trong tháng 3. Nhìn chung, nông dân trúng mùa và trúng giá, thu nhập cao nhất so với các vụ Đông Xuân trước đây.
Trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng đã ký hợp đồng bao tiêu theo mô hình “cánh đồng lớn” trên diện tích trên 1.200 ha. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong mô hình thuận lợi, nông dân lãi khá và an tâm tham gia sản xuất.
Ông Lê Văn Chữ, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành (huyện Cai Lậy) cho biết, trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, Hợp tác xã được Doanh nghiệp tư nhân Long Nhựt (Đồng Tháp) hợp đồng bao tiêu sản xuất gần 80 ha theo mô hình “cánh đồng lớn”. Vụ này, xã viên đạt năng suất rất cao, từ 9 tấn đến 10 tấn/ ha; doanh nghiệp thu mua giá 6.000 đồng/kg. Thu hoạch xong vụ Đông Xuân, bà con tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp bước vào vụ sản xuất Xuân Hè tới.
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá, vụ này Tiền Giang giành thắng lợi lớn nhờ vào nỗ lực của các ngành, các cấp cũng như bà con nông dân trong việc đẩy mạnh thâm canh, đảm bảo điều kiện sản xuất, tuân thủ lịch thời vụ gieo sạ cũng như thay đổi cơ cấu giống hướng đến những giống chất lượng cao có giá trị xuất khẩu. Nhờ vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, yếu tố khách quan thiên nhiên, thời tiết và thủy văn thuận lợi, không xảy ra hạn mặn gay gắt cũng góp thêm yếu tố cho một vụ sản xuất Đông Xuân ngọt ngào đối với nông dân tỉnh nhà.
Minh Trí