Đồng bằng sông Cửu Long thiệt hại nặng do xâm nhập mặn

Đồng bằng sông Cửu Long thiệt hại nặng do xâm nhập mặn
Tính đến ngày 17/2/2016, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 300.000 ha lúa đông xuân 2015-2016 bị thiệt hại nặng và hơn 100.000 ha lúa đông xuân bị ảnh hưởng. Không những vậy, tình trạng xâm mặn này cũng đã làm nguồn nước tưới cây ăn trái ngày càng khan hiếm, mặc dù người dân đã chủ động mở cống, trữ nước tưới cho các vườn cây. Nhiều hộ nông dân đã sử dụng nguồn nước giếng khoan để trung hòa nước mặn và tưới cho cây ăn trái.
 
Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi Cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Tiền Giang trao đổi với phóng viên TTXVN về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống xâm nhập mặn, đồng thời khẩn trương thực hiện khai thác và tận dụng mọi nguồn nước ngọt để đưa vào đồng ruộng phục vụ sản xuất.
Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi Cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Tiền Giang trao đổi với phóng viên TTXVN về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống xâm nhập mặn, đồng thời khẩn trương thực hiện khai thác và tận dụng mọi nguồn nước ngọt để đưa vào đồng ruộng phục vụ sản xuất.
Nông dân Nguyễn Công Thanh (trái) trồng 1 ha lúa tại huyện Ba Tri (Bến Tre) chia sẻ với đại diện chính quyền địa phương về tình trạng lúa chết.
 Nông dân Nguyễn Công Thanh (trái) trồng 1 ha lúa tại huyện Ba Tri (Bến Tre) chia sẻ với đại diện chính quyền địa phương về tình trạng lúa chết. 
Tình trạng xâm nhập mặn sớm khiến bà con chịu thiệt hại nặng nề.
Tình trạng xâm nhập mặn sớm khiến bà con chịu thiệt hại nặng nề.
Bà Nguyễn Thị Kê bên vườn quýt 6.000 m2 tại thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) có nguy cơ thiếu nước ngọt để tưới.
 Bà Nguyễn Thị Kê bên vườn quýt 6.000 m2 tại thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) có nguy cơ thiếu nước ngọt để tưới.
Chị Nguyễn Thị Hương đang lấy nước nhiễm mặn tưới ruộng bầu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chị Nguyễn Thị Hương đang lấy nước nhiễm mặn tưới ruộng bầu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm