Ủy ban Dân tộc đang đề nghị xây dựng Nghị định về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 21/11, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Tổng cục Thủy sản phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã tổ chức Diễn đàn khoa học công nghệ về nuôi cá tra chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao tại Hội nghị ASEM về cùng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững - định hướng tương lai diễn ra tại Cần Thơ từ ngày 18-20/6/2018, thời gian qua, các nước châu Âu và EU đã và đang triển khai hàng chục dự án cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, trong đó các quốc gia tham gia thực hiện và hỗ trợ nhiều nhất là EU, Đức, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Hungary, Rumani.
Ngày 23/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, Nam bộ là vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực của cả nước, trong đó đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một số hiện tượng và tác động của biến đổi khí hậu đã xuất hiện tại khu vực ĐBSCL như hạn hán, xâm nhập mặn, bão lụt với tần suất ngày càng nhiều và không theo quy luật đã gây những tổn thất to lớn cho con người, đất đai và cây trồng.
Ngày 22/11, tại thành phố Cần Thơ, Ban quản lý dự án "Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam" do Liên minh châu Âu tài trợ (được thực hiện bởi Tổ chức Oxfam Việt Nam cùng Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững ) phối hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị "Ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam".
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ là vựa lúa lớn nhất của cả nước, là vùng trọng điểm thủy sản, trái cây, nông sản mà còn được biết đến là vùng có tiềm năng lớn về du lịch, công nghiệp chế biến.... Tuy nhiên, ĐBSCL hiện vẫn là “vùng trũng” của cả nước ở nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư... Đặc biệt, vùng này đang đứng trước thách thức lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn gay gắt; trong khi đó, nguồn lực tài chính lại yếu kém.
"Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước. Đây là một trong những đồng bằng màu mỡ với sản lượng nông sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam... ”
Chiều 2/11, các trận đấu trong Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ 3, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 2017 đã diễn ra trong sự cổ vũ của hàng chục ngàn khán giả .
Tối 1/11, tại thành phố Sóc Trăng, Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng lần thứ III khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 đã chính thức khai mạc với các hoạt động chính như: Lễ Cúng trăng, Hội thi thả đèn nước, phục dựng ghe Cà Hâu.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 10 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 6,75 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ, toàn vùng xuất siêu đạt khoảng 3,5 tỷ USD.
Cá mè vinh thịt ngọt, mềm, béo là một trong những đặc sản của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nó được chế biến thành nhiều món ngon như nướng, chiên tươi và một “tuyệt chiêu” ít người biết, đó là: Chả cá mè vinh kho ngót.
Tỉnh Long An có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất khu vực ĐBSCL, với hơn 7.400 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 150.000 tấn. Thanh Long là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao giúp nông dân có lãi từ 350 – 500 triệu đồng/ha/năm.
Nhằm cung cấp nước sạch cho khoảng 200.000 hộ gia đình khó khăn tại 6 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình trong 3 năm (từ tháng 3/2016-tháng 3/2019), ngày 4/10/2016, tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình),Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai Dự án “Hợp tác hỗ trợ nước sạch thông qua cung cấp gói bột lọc nước P&G”.
Theo các nhà khoa học, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khả năng không còn mùa nước nổi hay còn gọi là mùa lũ. Hệ quả là đồng ruộng ở ĐBSCL phù sa giảm, nước phèn nhiều vùng tăng cao.
Để đối phó với tình trạng lũ không về và về ít, các địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tìm phương án và triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp người dân sống chung với không có lũ như mô hình nuôi lươn trong bể đất, nuôi bò, nuôi ếch, cá đồng trong bè tre nhỏ... và phát triển hoa màu chủ lực như bắp, đậu nành, mè và ớt nhằm thu hút lao động nhàn rỗi trong mùa nước nổi.
Sáng 25-9, tại Kiên Giang, Hội Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật Kiên Giang tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực ĐBSCL năm 2016, với sự tham gia của các hội, phân hội nhiếp ảnh đến từ 13 tỉnh, thành trong khu vực.
Chiều 15/9, tại Trụ sở Trung ương, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ cho ý kiến về việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/5/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc làm việc.
Để hạn chế thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa, ở những nơi thiếu nước, đất ít nhiễm mặn, nên chuyển sang các cây trồng cạn như ngô (bắp), vừng (mè), đậu tương (đậu nành).
Hậu Giang là tỉnh nằm ở tiểu vùng Tây sông Hậu thuộc châu thổ sông Cửu Long tiếp giáp với các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long và TP. Cần Thơ.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang triển khai rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn gắn với sản xuất nông nghiệp sạch. Trên cơ sở cơ cấu lại giống cây trồng phù hợp với điệu kiện sinh thái, đến nay các địa phương trong vùng đã mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn lên hơn 300.000 ha. tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long...
Cần Thơ là thành phố nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá chằng chịt, trải dài khắp địa bàn thành phố. Trong đó, sông Hậu là con sông chính chảy qua toàn bộ 5 quận nội thành, phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, giao thông đường thủy, du lịch, đồng thời tạo cảnh quan cho một thủ phủ Tây Đô.
Chiều 11/7, tại thành phố Cần Thơ, trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Achim Fock, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được sự ủy quyền của Chủ tịch nước) đã ký Hiệp định cho các khoản vay và tín dụng trị giá 560 triệu USD để hỗ trợ 2 dự án gồm: Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị và Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long 2016 tại Hậu Giang (MDEC - Hậu Giang 2016), ngày 11/7 tại thành phố Vị Thanh, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long”.
Môi trường sinh thái với vẻ đẹp hoang sơ và những nét văn hóa gắn liền với đời sống người dân vùng sông nước Nam bộ là những điểm hấp dẫn, thú vị đối với du khách khi khám phá đầm Thị Tường thuộc tỉnh Cà Mau.
Làng cá bè Châu Đốc (An Giang) là nơi tập trung nhiều nhà bè nuôi cá nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc phát triển nghề nuôi cá truyền thống, làng bè còn được biết đến như một điểm độc đáo thu hút khách du lịch đến tham quan.
Là “vựa lúa” lớn nhất của cả nước với diện tích canh tác lên đến 2 triệu ha, hàng năm cung cấp 70% - 80% gạo xuất khẩu nhưng Đồng bằng sông Cửu Long lại đang bị đe dọa bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Hiện 159.000 ha đất canh tác của 9/13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn, ước thiệt hại lên đến gần 245 tỷ đồng.