Thu hoạch lúa đặc sản tại huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)
|
Được triển khai từ năm 2011, đến nay, nhiều tỉnh ĐBSCL như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp… đã có từ 5.000 - 20.000 ha “cánh đồng lớn”. Để đảm bảo sản xuất, các địa phương đang hoàn thiện hệ thống kênh mương, đê bao ngăn lũ, nâng cấp và xây dựng công trình chuyển nước ngọt bổ sung cho hệ thống thủy lợi toàn vùng. Sử dụng giống lúa năng suất, chất lượng cao và áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến nên chi phí sản xuất “cánh đồng lớn” giảm từ 15% - 20%, lợi nhuận tăng hơn 15%.
Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, nhận dạng sâu bệnh trên cây lúa tại trường Đại học An Giang
|
Thời gian tới, các tỉnh ĐBSCL tiếp tục nhân rộng mô hình “cánh đồng lớn” sản xuất theo hướng VietGAP; bố trí cây trồng, vật nuôi theo hướng thích nghi với biến đổi khí hậu; thực hiện canh tác 2 vụ lúa hoặc xen canh lúa - màu, lúa - thủy sản, nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Phơi và bảo quản thóc tại tỉnh Trà Vinh
|
Khu sấy thóc của Công ty trách nhiệm Hữu hạn Thành Tín, một trong những doanh nghiệp có uy tín trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng
|
Bơm nước chống ngập úng giúp bảo vệ vùng sản xuất lúa theo mô hình "cánh đồng lớn" tại 7 xã thuộc các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, Cái Nước và thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau)
|
Thành phố Cần Thơ triển khai mô hình liên kết 4 nhà trên "cánh đồng lớn"
|
Trồng rau sạch, an toàn theo mô hình "cánh đồng lớn" tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình (Cà Mau)
|
Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty lương thực Miền Nam đã ký hợp tác với HD Bank, cung ứng vốn vay cho bà con nông dân để thực hiện phương án liên kết cánh đồng lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
|
Từ nhiều năm nay, Tổng Công ty lương thực Miền Nam luôn chú trọng thực hiện liên kết sản xuất lúa chất lượng cao theo mô hình "cánh đồng lớn", đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu
|