Để đảm bảo sản lượng lúa năm lương thực 2024 đạt mục tiêu 4,4 triệu tấn, tỉnh Kiên Giang tập trung sản xuất lúa vụ Hè Thu an toàn, hiệu quả với diện tích gieo trồng 276.000 ha, năng suất bình quân 5,6 tấn/ha, sản lượng thu hoạch hơn 1,5 triệu tấn. Đến thời điểm này, một số địa phương như: Giồng Riềng, Tân Hiệp, Châu Thành, Giang Thành, Gò Quao, Hòn Đất và Rạch Giá đã xuống giống khoảng 125.000 ha, đạt hơn 45% kế hoạch.
Nhiều vị trí tiếp giáp sông Krông Nô trên cánh đồng xã Nâm N’Đir, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đang sạt lở nghiêm trọng. Tình trạng này đe dọa nhiều công trình giao thông nội đồng, hạ tầng thủy lợi và ảnh hưởng lớn tới việc cấp nước cho cánh đồng hơn 1.000ha trong vụ Đông - Xuân năm nay cũng như các năm tiếp theo.
Kiên Giang có diện tích đất sản xuất nông chiếm 17,7% diện tích đất nông nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó diện tích đất trồng lúa kế hoạch năm 2022 là 342.670 ha, chiếm 53,97% diện tích đất tự nhiên của tỉnh và diện tích sản xuất lúa hai vụ ổn định bình quân khoảng 282.000 ha, diện tích sản xuất vụ lúa - tôm khoảng 60.670 ha và sản lượng lúa toàn tỉnh bình quân hàng năm khoảng từ 4,3 - 4,4 triệu tấn/năm.
Bạc Liêu đang tập trung đẩy mạnh diện tích gieo trồng lúa đạt 198.696 ha (diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ đạt 41.000 ha), sản lượng đạt 1.270.000 tấn (sản lượng lúa sản xuất theo hướng hữu cơ đạt 190.240 tấn). Đồng thời, thực hiện cánh đồng lớn gắn với bao tiêu lúa gạo đạt 100.000 ha gieo trồng lúa, với các giống lúa chủ lực như: Nàng hoa 9, Đài thơm 8, OM5451, RVT, Lộc trời 1, OM4900, Một bụi đỏ…; xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao, sạch bệnh quy mô 1.700ha.
Tại Ninh Thuận, sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn đang được nhiều địa phương tích cực triển khai bởi những ưu thế như ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm đầu ra cho nông sản.
Có dịp về thăm lại Phú Nhuận - xã nông thôn mới của huyện Cai Lậy (Tiền Giang), trong không khí cả nước sôi nổi kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ai cũng nhận thấy xóm làng nơi đây đang khởi sắc, đổi thịt thay da khi chủ trương xây dựng nông thôn mới thực sự đi vào đời sống, có sức lan tỏa rộng khắp và mạnh mẽ.
Vụ Hè Thu năm 2021, Trung tâm giống nông nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên triển khai cấy máy bằng mạ khay cho các địa phương ở huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ với diện tích trên 50ha. Mô hình này đang được coi là giải pháp cơ giới hoá giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình này vẫn chưa được triển khai rộng rãi do vẫn còn những tồn tại.
Nhờ linh hoạt trong công tác tuyên truyền, vận động, huyện Đắk Tô (Kon Tum) đã và đang triển khai thực hiện khá hiệu quả chương trình xây dựng cánh đồng lớn, giúp nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2020 hiện nay, tỉnh xây dựng 66 cánh đồng lớn sản xuất lúa, tổng diện tích hơn 11.580 ha, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng số cánh đồng lớn thực hiện năm 2020 là 100 cánh đồng, với tổng diện tích hơn 30.670 ha.
Trong vụ Đông Xuân 2019 – 2020, nông dân tỉnh Tiền Giang đã xuống giống được trên 58.000 ha, đạt 98,8% chỉ tiêu. Qua khảo sát của ngành chức năng, trong vụ này, có 17 hợp tác xã, 7 tổ hợp tác và 21 doanh nghiệp, cơ sở, thương nhân địa phương tham gia ký kết hợp đồng liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn với 3.574 hộ tham gia trên diện tích 3.500 ha.
Huyện miền núi Tánh Linh (Bình Thuận) đã chủ động mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến phối hợp với nông dân liên kết đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững, chất lượng, mở ra những cánh đồng lớn và khát vọng đổi đời từ thương hiệu gạo Tánh Linh…
Mô hình "cánh đồng lớn" (trước đây gọi là cánh đồng mẫu lớn) liên kết sản xuất lúa được triển khai thực hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2011. Đến nay, cả vùng có khoảng 380.000 ha nằm trong mô hình, chiếm 9,2% diện tích gieo trồng lúa của vùng. Tuy nhiên, mô hình đã được chứng minh đem lại lợi ích lớn cho ngành lúa gạo này đang có nguy cơ giảm diện tích vì doanh nghiệp thiếu vốn.
Nhằm khuyến khích nông dân sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, tham gia hợp tác xã để nâng cao hiệu quả sản xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa ban hành chính sách hỗ trợ chi phí sản xuất cho các tổ chức đại diện của nông dân như: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia mô hình.
Nhằm khuyến khích nông dân sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, tham gia hợp tác xã để nâng cao hiệu quả sản xuất, UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành chính sách hỗ trợ chi phí sản xuất cho các tổ chức đại diện của nông dân như hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia mô hình.
Đến nay, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng 5 cánh đồng lớn với diện tích gần 2.000 ha và mang lại hiệu quả tốt. Để mở rộng thêm diện tích cánh đồng lớn và xây dựng các hợp tác xã hoạt động hiệu quả, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung đầu tư vốn từ các chương trình, dự án cho các hợp tác xã, để làm ăn lớn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, thực hiện mục tiêu liên kết sản xuất, giải quyết đầu ra cho sản xuất một cách bền vững, đến nay đã có nhiều doanh nghiệp tham gia ký kết xây dựng cánh đồng lớn về sản xuất lúa, giúp nông dân an tâm đẩy mạnh thâm canh để đạt năng suất, sản lượng cao và chất lượng nông sản tốt phục vụ xuất khẩu.
Gia Lai có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để ổn định vùng sản xuất chuyên canh cây mía nguyên liệu gắn với 2 doanh nghiệp sản xuất mía đường đặt tại địa bàn là Nhà máy Đường An Khê và Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thành Thành Công Gia Lai.
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đứng trước yêu cầu thực tiễn sản xuất, đòi hỏi các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà quản lý địa phương phải làm sao thu hút được các nhà đầu tư.
Với những thuận lợi trước mắt, tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2020 sẽ mở rộng mô hình cánh đồng lớn lên gần 4.000 ha cà phê, gần 5.000 ha mía, gần 5.000 ha sắn, hơn 3.500 ha lúa, 500 ha hồ tiêu… để chuyển sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để tái cơ cấu nông nghiệp, hướng đến hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, “nút thắt” về cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư cho nông nghiệp đã và đang được tỉnh Ninh Thuận tháo gỡ, thu hút mạnh sự quan tâm đầu tư của “4 nhà” vào lĩnh vực nông nghiệp.
Ngày 27/7, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh tổng kết đánh giá thực tế mô hình sản xuất cánh đồng lúa lớn bằng cơ giới đồng bộ của vụ Hè Thu, với diện tích 50 ha, tại ấp Ô Tre Lớn, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành.
Cùng với việc chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác, tỉnh Long An đang tập trung xây dựng và phát triển các cánh đồng lớn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.