Ðồng bào Khmer ở ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang được hỗ trợ kinh phí để cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt |
Theo đó, đối với cây lúa, cây ăn trái và dừa, Trà Vinh hỗ trợ chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy móc…năm thứ nhất 840.000 đồng/ha/vụ, năm thứ hai 560.000 đồng/ha/vụ. Các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, tỉnh hỗ trợ năm thứ nhất 690.000 đồng/ha/vụ và 460.000 đồng/ha/vụ năm thứ hai.
Hợp tác xã se chỉ tơ sơ dừa Ðức Mỹ ở huyện Càng Long là một trong những hợp tác xã hoạt động hiệu quả nhờ nhận được các chương trình hỗ trợ của Nhà nước. Ảnh: An Hiếu |
Khi tham gia cánh đồng lớn, nông dân Trà Vinh còn được hỗ trợ 30% chi phí giống cây trồng ở vụ đầu tiên. Cụ thể, người trồng lúa được hỗ trợ tiền giống 660.000 đồng/ha; các loại cây lương thực như bắp, khoai môn, khoai lang, khoai mì hỗ trợ từ 1.260.000 - 6.480.000 đồng/ha tùy loại. Ðối với các cây màu thực phẩm như: rau ăn lá, ăn trái, ớt, bí đỏ, dưa hấu..., tỉnh hỗ trợ từ 900.000 - 3.960.000 đồng/ha. Trong khi đó, bà con nông dân trồng lạc, mía, lác... được hỗ trợ từ 6 - 9 triệu đồng/ha; trồng thanh long được hỗ trợ 14,4 triệu đồng/ha; cam sành gần 20 triệu đồng/ha, quýt đường 22,2 triệu đồng/ha, dừa 2,4 triệu đồng/ha…
Ðồng bào Khmer ứng dụng mô hình tưới phun sương tiết kiệm nước trên diện tích lạc mới xuống giống ở ấp Sóc Giụp, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh). Ảnh: An Hiếu |
Nhà vườn ở xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành thu hoạch thanh long ruột đỏ trái vụ. Ảnh: An Hiếu |
Theo ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, chủ trương sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, tham gia hợp tác xã nhằm xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng tập trung, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời, giúp bà con nông ân dễ tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư...
Phân loại lác sau khi thu hoạch tại xã Ðức Mỹ, huyện Càng Long. Ảnh: An Hiếu |
Mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Phước Hưng, huyện Trà Cú. Ảnh: An Hiếu |
Người dân ở xã Ðức Mỹ, huyện Càng Long dệt thảm từ sơ dừa. Ảnh: An Hiếu |
Thực tế cho thấy, hầu hết nông dân sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn ở Trà Vinh đều đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Trong vụ lúa Ðông - Xuân năm 2017 - 2018, tỉnh Trà Vinh gieo trồng hơn 66.300 ha, vượt hơn 22% so với kế hoạch. Trong đó, có 13 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích 3.450 ha. Theo thống kê, năng suất bình quân vụ lúa vừa qua đạt gần 6 tấn/ha, riêng khu vực cánh đồng lớn đạt hơn 7 tấn/ha. Với giá lúa tăng từ 800 đến 1.000 đồng/kg so với vụ trước, nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn ở Trà Vinh thu lợi từ 35 - 40 triệu đồng/ha, tăng khoảng 5 triệu đồng/ha so với khu vực canh tác truyền thống trước đây.
Thanh Hòa - An Hiếu - Lê Yến Thanh