Với quy mô trên 40.000 ha mía nguyên liệu, Gia Lai tập trung hướng đến mô hình sản xuất mía bền vững, chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực. Trong đó, đặc biệt khuyến khích đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hoạch trên cánh đồng lớn giúp giảm chi phí, tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích.
Sau hơn 15 năm có mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Nhà máy Đường An Khê thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi xây dựng ổn định vùng nguyên liệu mía gần 30.000 ha tại 4 huyện phía Đông của tỉnh với sản lượng hơn 2,1 triệu tấn. Để tạo sức canh tranh hiệu quả trên thị trường khu vực, đặc biệt thời điểm thực hiện cam kết đối với ngành mía đường của Việt Nam trong lộ trình gia nhập khu vực mậu dịch tự do đang cận kề. Song song với việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, tạo giá trị gia tăng cho chuỗi sản xuất, tiêu thụ, Nhà máy đường An Khê có hướng đi chiến lược trong việc liên kết mật thiết với người nông dân để nhân rộng mô hình cánh đồng lớn đưa cơ giới hóa vào sản xuất.
Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy mía đường An Khê cho biết, đứng trước thêm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2018, Nhà máy đường An Khê triển khai 3 chương trình lớn là cơ giới hóa, hóa học hóa, sinh học hóa và tiến tới tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho người sản xuất cũng như nhà máy. Cùng với đó, sản xuất theo mô hình cơ giới hóa cánh đồng lớn vẫn là nhiệm vụ trọng tâm và đang được Nhà máy định hình, quy hoạch, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân để sản xuất mía sạch phục vụ nhiệm vụ xuất khẩu tới.
Theo lộ trình, đầu năm 2019, Nhà máy sẽ hoàn thành dây chuyền sản xuất đường tinh luyện RE công suất 1.000 tấn/ngày để xuất khẩu qua các nước châu Âu và Nhà máy điện sinh khối sẽ đi vào hoạt động hòa lưới điện lưới quốc gia. Hội tụ các điều kiện này cùng các sản phẩm kèm theo sau đường, chắc chắn giá mía của Nhà máy đường An khê sắp tới sẽ ổn định hơn so với các nhà máy khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà máy Đường An Khê đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất trên diện tích 16.000 ha; trong đó, cơ giới hóa trên cánh đồng lớn 3.500 ha, cơ giới hóa trồng máy trên 10.000 ha. Qua thực tế sản xuất niên vụ vừa qua, năng suất mía tăng vượt bậc, từ 60 tấn/ha tăng lên gần 100 tấn/ha, cá biệt có nơi đạt hơn 120 tấn/ha tăng gấp đôi so với sản xuất đại trà. Ngoài ra, mỗi ha mía sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn còn tiết kiệm được chi phí khoảng 30% so với trồng đơn thuần.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bình, thôn 1, xã Thành An, thị xã An Khê góp 5 ha đất cùng với các hộ dân ở xã Kon Pla, huyện KBang xây dựng cánh đồng lớn hơn 20 ha. Sau khi được Nhà máy Đường An Khê hỗ trợ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, vụ mía 2016 - 2017, năng suất mía của gia đình ông tăng vượt bậc đạt hơn 110 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, đã cho gia đình ông Bình thu nhập gần 80 triệu đồng/ha tăng hơn 30 triệu so vơi trồng đại trà trước đây. Ông Bình vui mừng cho hay, sau khi tham gia cánh đồng lớn, nhờ được cơ giới hóa đồng bộ bằng máy từ khâu trồng, chăm sóc nên năng suất đạt từ 100 – 110 tấn cao gần gấp đôi so với trồng đại trà trước đây.
Ông Nguyễn Đình Chỉnh, Giám đốc Xí nghiệp cơ giới nông nghiệp An Khê cho biết, Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi định hướng cho việc hội nhập và cạnh tranh từ cách đây nhiều năm và các cánh đồng mía lớn được Công ty đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến thời điểm này thuộc diện lớn nhất cả nước, áp dụng công nghệ nhiều nhất và cũng mang lại hiệu quả nhất. Với việc đầu tư một lực lượng hùng hậu gồm 250 chiếc máy kéo và 700 máy canh tác, xí nghiệp đã đáp ứng cơ giới hóa được khoảng 60% diện tích mía toàn vùng.
Đối với những diện tích mía đưa cơ giới hóa vào sản xuất, năng suất bình quân đạt 90 – 100 tấn/ha, thậm chí có nơi đạt 120 – 150 tấn/ha tăng gần gấp đôi so với trồng đại trà, mang lại lợi nhuận tăng thêm cho người nông dân trên dưới 500 tỷ đồng/năm. Thời điểm ATIGA có hiệu lực đang đến gần, người trồng mía và doanh nghiệp đang sẵn sàng cho việc hội nhập. Trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục đầu tư vào máy móc có thể lên từ 300 – 400 chiếc máy kéo và áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ GPS để đưa vào đồng mía để tiếp tục tăng hiệu quả cho người trồng mía và tiếp tục cho doanh nghiệp.
Với sự chuẩn bị có chiều sâu và sẵn sàng cho việc gia nhập khu vực mậu dịch tự do trong thời gian tới, hy vọng rằng ngành mía đường của tỉnh Gia Lai sẽ tạo ra được sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và khu vực, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng nông thôn.
Sau hơn 15 năm có mặt trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Nhà máy Đường An Khê thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi xây dựng ổn định vùng nguyên liệu mía gần 30.000 ha tại 4 huyện phía Đông của tỉnh với sản lượng hơn 2,1 triệu tấn. Để tạo sức canh tranh hiệu quả trên thị trường khu vực, đặc biệt thời điểm thực hiện cam kết đối với ngành mía đường của Việt Nam trong lộ trình gia nhập khu vực mậu dịch tự do đang cận kề. Song song với việc đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, tạo giá trị gia tăng cho chuỗi sản xuất, tiêu thụ, Nhà máy đường An Khê có hướng đi chiến lược trong việc liên kết mật thiết với người nông dân để nhân rộng mô hình cánh đồng lớn đưa cơ giới hóa vào sản xuất.
Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy mía đường An Khê cho biết, đứng trước thêm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2018, Nhà máy đường An Khê triển khai 3 chương trình lớn là cơ giới hóa, hóa học hóa, sinh học hóa và tiến tới tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho người sản xuất cũng như nhà máy. Cùng với đó, sản xuất theo mô hình cơ giới hóa cánh đồng lớn vẫn là nhiệm vụ trọng tâm và đang được Nhà máy định hình, quy hoạch, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân để sản xuất mía sạch phục vụ nhiệm vụ xuất khẩu tới.
Theo lộ trình, đầu năm 2019, Nhà máy sẽ hoàn thành dây chuyền sản xuất đường tinh luyện RE công suất 1.000 tấn/ngày để xuất khẩu qua các nước châu Âu và Nhà máy điện sinh khối sẽ đi vào hoạt động hòa lưới điện lưới quốc gia. Hội tụ các điều kiện này cùng các sản phẩm kèm theo sau đường, chắc chắn giá mía của Nhà máy đường An khê sắp tới sẽ ổn định hơn so với các nhà máy khác.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nhà máy Đường An Khê đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất trên diện tích 16.000 ha; trong đó, cơ giới hóa trên cánh đồng lớn 3.500 ha, cơ giới hóa trồng máy trên 10.000 ha. Qua thực tế sản xuất niên vụ vừa qua, năng suất mía tăng vượt bậc, từ 60 tấn/ha tăng lên gần 100 tấn/ha, cá biệt có nơi đạt hơn 120 tấn/ha tăng gấp đôi so với sản xuất đại trà. Ngoài ra, mỗi ha mía sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn còn tiết kiệm được chi phí khoảng 30% so với trồng đơn thuần.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bình, thôn 1, xã Thành An, thị xã An Khê góp 5 ha đất cùng với các hộ dân ở xã Kon Pla, huyện KBang xây dựng cánh đồng lớn hơn 20 ha. Sau khi được Nhà máy Đường An Khê hỗ trợ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, vụ mía 2016 - 2017, năng suất mía của gia đình ông tăng vượt bậc đạt hơn 110 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, đã cho gia đình ông Bình thu nhập gần 80 triệu đồng/ha tăng hơn 30 triệu so vơi trồng đại trà trước đây. Ông Bình vui mừng cho hay, sau khi tham gia cánh đồng lớn, nhờ được cơ giới hóa đồng bộ bằng máy từ khâu trồng, chăm sóc nên năng suất đạt từ 100 – 110 tấn cao gần gấp đôi so với trồng đại trà trước đây.
Ông Nguyễn Đình Chỉnh, Giám đốc Xí nghiệp cơ giới nông nghiệp An Khê cho biết, Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi định hướng cho việc hội nhập và cạnh tranh từ cách đây nhiều năm và các cánh đồng mía lớn được Công ty đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến thời điểm này thuộc diện lớn nhất cả nước, áp dụng công nghệ nhiều nhất và cũng mang lại hiệu quả nhất. Với việc đầu tư một lực lượng hùng hậu gồm 250 chiếc máy kéo và 700 máy canh tác, xí nghiệp đã đáp ứng cơ giới hóa được khoảng 60% diện tích mía toàn vùng.
Máy trồng mía, tại nhà máy đường An Khê. Ảnh: Nguồn baomoi.com |
Đối với những diện tích mía đưa cơ giới hóa vào sản xuất, năng suất bình quân đạt 90 – 100 tấn/ha, thậm chí có nơi đạt 120 – 150 tấn/ha tăng gần gấp đôi so với trồng đại trà, mang lại lợi nhuận tăng thêm cho người nông dân trên dưới 500 tỷ đồng/năm. Thời điểm ATIGA có hiệu lực đang đến gần, người trồng mía và doanh nghiệp đang sẵn sàng cho việc hội nhập. Trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục đầu tư vào máy móc có thể lên từ 300 – 400 chiếc máy kéo và áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ GPS để đưa vào đồng mía để tiếp tục tăng hiệu quả cho người trồng mía và tiếp tục cho doanh nghiệp.
Với sự chuẩn bị có chiều sâu và sẵn sàng cho việc gia nhập khu vực mậu dịch tự do trong thời gian tới, hy vọng rằng ngành mía đường của tỉnh Gia Lai sẽ tạo ra được sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và khu vực, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng nông thôn.
Nguyễn Hoài Nam