Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi nông dân trên cánh đồng lúa bị xâm nhập mặn ở xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) |
Dự báo trong tháng 4/2016, diện tích bị xâm nhập mặn có thể tăng thêm 46.000 ha. Để đối phó với khô hạn và xâm nhập mặn, khoa Môi trường và Tài nguyên nước (Đại học Cần Thơ) đã tập huấn cho hàng nghìn hộ nông dân sống tại các đập đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An, Bến Tre… cách đo độ mặn, độ phèn, từ đó thông tin cho cộng đồng và chủ động bố trí mùa vụ phù hợp.
Nhiều cánh đồng gần đến ngày thu hoạch ở các huyện An Biên, Kiên Lương, U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) đang trong cảnh lúa chết khô
|
Tại xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau), Công ty Viễn Phú đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng hệ thống thủy lợi khép kín, canh tác tiết kiệm nước đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình ngăn mặn, giữ ngọt truyền thống được bà con nhân rộng như đào ao, làm lu khạp, xây hồ xi măng…
Các giống lúa chịu mặn, hạn của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị được cung cấp cho nông dân trong vùng
|
Đồng hành cùng bà con nông dân, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu thành công các giống lúa chịu khô hạn và mặn, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như OM 9921, OM 9915, OM 9975, OM 6976… Đặc biệt, Viện đã cung cấp cho bà con nông dân các giống đậu, bắp… chịu hạn cao, giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thích nghi với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống cống ngăn nước mặn, lấy nước ngọt tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đang phát huy hiệu quả ngăn mặn và trữ ngọt
|
Nông dân tỉnh Hậu Giang chuyển một vụ lúa sang trồng màu |
Đây không phải màu vàng của cánh đồng lúa chín mà là màu của cánh đồng lúa chết do bị nhiễm mặn tại xã Bình Đông, thị xã Gò Công (Tiền Giang) |
TTXVN