Các cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, tình hình hạn hán trong mùa khô năm 2024 – 2025 sẽ còn diễn biến gay gắt, nghiêm trọng hơn do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Hạn hán cùng với xâm nhập mặn ở vùng ngọt ngày càng lấn sâu nội đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Theo Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, trong ngày hôm qua (6/3), độ mặn trên sông Tiền tại một số điểm đo phía hạ lưu thuộc khu vực vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía Đông tỉnh đang giảm.
Sau thời gian hạn mặn gây ảnh hưởng đến vườn cây ăn quả, hiện nay, mùa mưa đang bắt đầu, nhà vườn tại Bến Tre đang tập trung các biện pháp chăm sóc vườn cây. Qua đó, giúp cây nhanh chóng phục hồi, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt cho trái hiệu quả vào vụ trái tiếp theo.
Ngày 4/5, tỉnh Trà Vinh tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng công trình Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang; đảm bảo cung cấp cấp nước sạch cho 1.720 hộ dân khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng hạn hán, mặn xâm nhập trên địa bàn.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng Chó Ngáp (cánh đồng rộng hàng nghìn ha trải dài trên 2 xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) được chọn làm Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu. Trước đây, khi nhắc đến đồng Chó Ngáp là nhắc đến cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng giờ đây, gần nửa thế kỷ sau Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, "năn, lác" – những loài cỏ dại đã một thời ngự trị nơi này, đang nhường chỗ cho con tôm – cây lúa, những sản vật đã và đang đem đến cho người dân đời sống ấm no, sung túc.
Tiền Giang hiện đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các địa bàn đang đối mặt thiên tai hạn mặn gay gắt như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Tân Phú Đông.
Tại Sóc Trăng, nhiều địa phương nằm trong khu vực vùng trũng ít chịu ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập đang bắt đầu xuống giống vụ lúa Hè Thu 2024. Để giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả trong vụ lúa này, ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế rủi ro do ảnh hưởng hạn mặn, dịch hại và mưa dông làm đổ ngã giảm năng suất ở cuối vụ.
Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài làm cho nhiệt độ tăng cao và độ mặn trong kênh, rạch tăng vượt ngưỡng khiến nhiều diện tích tôm, cua nuôi của người dân một số huyện tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại, ảnh hưởng; trong đó, huyện An Biên có diện tích tôm, cua bị thiệt hại nhiều nhất với hơn 500 ha.
Đầu tháng 4/2024, tại Tiền Giang, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn còn diễn biến phức tạp. Theo dự báo, từ ngày 9 đến 12/4/2024, trên sông Tiền sẽ xuất hiện một đợt triều cường mới có khả năng cao hơn báo động 3 rất nhiều, khả năng đẩy mặn lấn sâu về thượng lưu, đe dọa các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản nằm phía Tây tỉnh.
Tại Sóc Trăng, tình hình hạn, mặn xâm nhập đang diễn ra gay gắt, nông dân ở nhiều địa phương có nhiều giải pháp nhằm thích ứng với hạn hán, mặn xâm nhập. Nổi bật có mô hình dự trữ nước ngọt trong ao, mương, mô hình tưới phun tiết kiệm nước và chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với hạn, mặn xâm nhập.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Quốc phòng, Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn cao, thiếu nước ngọt cục bộ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa điều chỉnh lịch xuống giống vụ lúa Hè Thu 2020, Thu Đông – Mùa 2020 và vụ Đông Xuân 2020-2021 để “né” hạn, mặn.
Vụ Đông Xuân 2019 - 2020, tỉnh Kiên Giang gieo trồng 289.873 ha lúa, vượt 837 ha so với kế hoạch. Đến nay, nông dân trong tỉnh cơ bản đã thu hoạch xong vụ lúa này với niềm vui trúng mùa, được giá, góp phần tháo gỡ khó khăn trong dịch COVID-19.
Tỉnh Trà Vinh quyết định đầu tư gần 9,2 tỷ đồng thực hiện dự án hỗ trợ nước sạch sinh hoạt cho 4.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn thuộc huyện Càng Long và huyện Châu Thành. Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh làm chủ đầu tư.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo các hộ nuôi cá lóc tại vùng nuôi trọng điểm của tỉnh tạm ngưng thả giống, chờ mưa xuống mới tiếp tục thả. Nguyên nhân, do tình hình mặn xâm nhập nội đồng đang diễn biến phức tạp, thường xuyên có độ mặn ở mức cao hơn 4‰, người nuôi cá lóc rất dễ bị thiệt hại.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, mùa khô năm 2019 được dự báo diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhâp mặn rất cao. Tỉnh đang triển khai phương án phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất với diện tích trồng lúa và hoa màu trên 260.000 ha; trong đó, có hơn 24.000 ha có khả năng bị ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn. Mục tiêu là không để xảy ra tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô hạn 2019 sắp tới.
Để hạn chế thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa, ở những nơi thiếu nước, đất ít nhiễm mặn, nên chuyển sang các cây trồng cạn như ngô (bắp), vừng (mè), đậu tương (đậu nành).
Là “vựa lúa” lớn nhất của cả nước với diện tích canh tác lên đến 2 triệu ha, hàng năm cung cấp 70% - 80% gạo xuất khẩu nhưng Đồng bằng sông Cửu Long lại đang bị đe dọa bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Hiện 159.000 ha đất canh tác của 9/13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn, ước thiệt hại lên đến gần 245 tỷ đồng.