Tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích nuôi cá lóc hơn 400 ha; trong đó, huyện Trà Cú chiếm khoảng 70% diện tích. Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 114 hộ thả nuôi gần 14 triệu con giống cá lóc trên diện tích gần 30 ha, giảm hơn 60 ha so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng hạn, mặn, con giống cá lóc phát triển rất chậm.
Cùng với nguy cơ rủi ro do hạn, mặn, các hộ nuôi cá lóc ở Trà Vinh đang gặp khó vì giá cá lóc nuôi ở Trà Vinh giảm mạnh.
Liên tục 3 tuần nay, cá lóc loại I, thương lái chỉ mua với giá 27.000-28.000 đồng/kg, giảm từ 22.000-23.000 đồng/kg so với 2 tháng trước; trong khi bình quân chi phí sản xuất mỗi kg cá lóc nuôi thương phẩm là 31.000 đồng. Như vậy, với sản lượng thu hoạch hơn 2.000 tấn cá lóc trong 3 tuần qua, nông dân huyện Trà Cú thua lỗ hơn 7 tỷ đồng.
Ông Huỳnh Văn Thảo cho biết thêm, trước đó, 2 năm liền, giá cá lóc thường xuyên ở mức cao, trên 35.000 đồng/kg nên các hộ trên địa bàn liên tục mở rộng diện tích nuôi tự phát. Năm 2019, toàn huyện có khoảng 1.200 hộ nuôi cá lóc trên tổng diện tích gần 300 ha, tăng gần 100 ha so với năm 2018.
Điều lo ngại là tại các vùng nuôi tự phát, hạ tầng thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ nên về lâu dài sẽ tác động xấu đến môi trường và nguy cơ dịch bệnh. Cùng với đó, việc nuôi cá lóc tự phát còn tiềm ẩn rủi ro về thị trường, do loại thủy sản này hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa nên mở rộng diện tích sẽ dẫn đến cung vượt cầu, giá cả xuống thấp.
Do vậy, ngành nông nghiệp huyện Trà Cú khuyến khích các hộ nuôi thủy sản đa dạng hóa giống vật nuôi như tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá thác lác, cá sặc rằn… Ngành sẽ hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn người dân quy trình nuôi.
Cùng với nguy cơ rủi ro do hạn, mặn, các hộ nuôi cá lóc ở Trà Vinh đang gặp khó vì giá cá lóc nuôi ở Trà Vinh giảm mạnh.
Liên tục 3 tuần nay, cá lóc loại I, thương lái chỉ mua với giá 27.000-28.000 đồng/kg, giảm từ 22.000-23.000 đồng/kg so với 2 tháng trước; trong khi bình quân chi phí sản xuất mỗi kg cá lóc nuôi thương phẩm là 31.000 đồng. Như vậy, với sản lượng thu hoạch hơn 2.000 tấn cá lóc trong 3 tuần qua, nông dân huyện Trà Cú thua lỗ hơn 7 tỷ đồng.
Ông Huỳnh Văn Thảo cho biết thêm, trước đó, 2 năm liền, giá cá lóc thường xuyên ở mức cao, trên 35.000 đồng/kg nên các hộ trên địa bàn liên tục mở rộng diện tích nuôi tự phát. Năm 2019, toàn huyện có khoảng 1.200 hộ nuôi cá lóc trên tổng diện tích gần 300 ha, tăng gần 100 ha so với năm 2018.
Điều lo ngại là tại các vùng nuôi tự phát, hạ tầng thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ nên về lâu dài sẽ tác động xấu đến môi trường và nguy cơ dịch bệnh. Cùng với đó, việc nuôi cá lóc tự phát còn tiềm ẩn rủi ro về thị trường, do loại thủy sản này hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa nên mở rộng diện tích sẽ dẫn đến cung vượt cầu, giá cả xuống thấp.
Do vậy, ngành nông nghiệp huyện Trà Cú khuyến khích các hộ nuôi thủy sản đa dạng hóa giống vật nuôi như tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá thác lác, cá sặc rằn… Ngành sẽ hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn người dân quy trình nuôi.
Thanh Hòa