Dù nửa cuối tháng 3/2025 đã xuất hiện mưa trái mùa rải rác tại thành phố Kon Tum và một số huyện, song Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vẫn yêu cầu sở, ngành liên quan và các địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2025.
Theo Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, trong ngày hôm qua (6/3), độ mặn trên sông Tiền tại một số điểm đo phía hạ lưu thuộc khu vực vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía Đông tỉnh đang giảm.
Sau thời gian hạn mặn gây ảnh hưởng đến vườn cây ăn quả, hiện nay, mùa mưa đang bắt đầu, nhà vườn tại Bến Tre đang tập trung các biện pháp chăm sóc vườn cây. Qua đó, giúp cây nhanh chóng phục hồi, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt cho trái hiệu quả vào vụ trái tiếp theo.
Ngày 4/5, tỉnh Trà Vinh tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng công trình Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang; đảm bảo cung cấp cấp nước sạch cho 1.720 hộ dân khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng hạn hán, mặn xâm nhập trên địa bàn.
Tiền Giang hiện đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các địa bàn đang đối mặt thiên tai hạn mặn gay gắt như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Tân Phú Đông.
Tại Sóc Trăng, nhiều địa phương nằm trong khu vực vùng trũng ít chịu ảnh hưởng của hạn, mặn xâm nhập đang bắt đầu xuống giống vụ lúa Hè Thu 2024. Để giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả trong vụ lúa này, ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế rủi ro do ảnh hưởng hạn mặn, dịch hại và mưa dông làm đổ ngã giảm năng suất ở cuối vụ.
Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài làm cho nhiệt độ tăng cao và độ mặn trong kênh, rạch tăng vượt ngưỡng khiến nhiều diện tích tôm, cua nuôi của người dân một số huyện tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại, ảnh hưởng; trong đó, huyện An Biên có diện tích tôm, cua bị thiệt hại nhiều nhất với hơn 500 ha.
Trước tình hình hạn, mặn xâm nhập diễn biến phức tạp, người dân ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công của Tiền Giang đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp để bảo đảm nguồn nước tiêu, phục vụ sản xuất, bảo vệ vườn cây ăn trái.
Tại Sóc Trăng, tình hình hạn, mặn xâm nhập đang diễn ra gay gắt, nông dân ở nhiều địa phương có nhiều giải pháp nhằm thích ứng với hạn hán, mặn xâm nhập. Nổi bật có mô hình dự trữ nước ngọt trong ao, mương, mô hình tưới phun tiết kiệm nước và chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với hạn, mặn xâm nhập.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Quốc phòng, Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn cao, thiếu nước ngọt cục bộ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chỉ thị về việc triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2021-2022 vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa điều chỉnh lịch xuống giống vụ lúa Hè Thu 2020, Thu Đông – Mùa 2020 và vụ Đông Xuân 2020-2021 để “né” hạn, mặn.
Tỉnh Trà Vinh quyết định đầu tư gần 9,2 tỷ đồng thực hiện dự án hỗ trợ nước sạch sinh hoạt cho 4.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn thuộc huyện Càng Long và huyện Châu Thành. Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh làm chủ đầu tư.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo các hộ nuôi cá lóc tại vùng nuôi trọng điểm của tỉnh tạm ngưng thả giống, chờ mưa xuống mới tiếp tục thả. Nguyên nhân, do tình hình mặn xâm nhập nội đồng đang diễn biến phức tạp, thường xuyên có độ mặn ở mức cao hơn 4‰, người nuôi cá lóc rất dễ bị thiệt hại.
Theo báo cáo của Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tính đến 15h ngày 16/12, mực nước hồ chứa đang xuống ở mức 101,14m - thấp hơn gần 16m so với mực nước dâng bình thường (117m). Dung tích của hồ chứa thủy điện thiếu hụt so với dung tích tại mực nước dâng bình thường là 3 tỷ m3 và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 là 2,2 tỷ m3.
Vùng đất khô hạn ven biển miền Trung phần lớn là đất cát và cồn cát ven biển với diện tích khoảng 300.000 ha, trong đó diện tích khô hạn thường xuyên khoảng 200.000 ha. Khó khăn của vùng này là nhiều gió mạnh, nắng nóng, ít nước mặt, đất nghèo dinh dưỡng.
Để hạn chế thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa, ở những nơi thiếu nước, đất ít nhiễm mặn, nên chuyển sang các cây trồng cạn như ngô (bắp), vừng (mè), đậu tương (đậu nành).
Chia sẻ với những khó khăn của người dân huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) giữa mùa hạn mặn, trong hai ngày 25 - 26/3, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre tổ chức vận chuyển nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân xã An Hiệp, huyện Ba Tri.
Tỉnh Ninh Thuận đang đối mặt với đợt hạn hán khốc liệt nhất trong 11 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino với cường độ ngày càng gay gắt; mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng mưa phổ biến thiếu hụt trung bình từ 40 – 50% so với cùng kỳ nhiều năm.