![]() |
Đắp đê, ngăn bờ để ngăn ngừa xâm nhập mặn ảnh hưởng đến ruộng lúa và vườn cây ăn quả. Ảnh: Minh Trí |
Đối với cây lúa:
- Vụ đông xuân:
+ Xuống giống sớm từ đầu đến giữa tháng 10 dương lịch, sử dụng các giống chống chịu mặn như: OM5451, OM2517, GKG1, OM6677…
+ Làm đất phẳng, có hệ thống rãnh thoát nước, tưới ngập - khô xen kẽ.
+ Bón bổ sung một số loại phân bón lá, chế phẩm: KNO3 (10 g/lít nước), Brassinosteroid (comcat 150WP, Nyro 0,01N, Super Humic…), Plasti Mula 1SL, phân chứa canxi, magiê, silic.
![]() |
Phun chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho cây ăn quả trong thời gian hạn hán. Ảnh: K' GửiH |
- Vụ hè thu: Chỉ xuống giống vùng bị nhiễm mặn dưới 3 phần nghìn và áp dụng một số biện pháp:
+ Sử dụng các giống chống chịu mặn như: OM5451, OM2517, GKG1…
+ Cày phơi đất, rửa mặn.
+ Bón lót, bón thúc, bón bổ sung bằng phân hữu cơ, vùi vôi, u rê chậm tan như đạm vàng, đạm xanh, K2SO4…
+ Khi có nước ngọt, tưới đủ cho 3 lần bón phân và thời kỳ trổ, rửa mặn liên tục.
![]() |
Đóng cửa cống để dự trữ và có nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: K' GửiH |
Đối với cây ăn quả:
- Chủ động sử dụng rơm rạ, cỏ khô… hoặc màng phủ nông nghiệp phủ gốc để giữ ẩm cho cây.
- Cắt tỉa cành, tạo tán để hạn chế thoát hơi nước.
- Củng cố đê ngăn nước mặn xâm nhập.
- Khi bị nhiễm mặn, bón bổ sung phân K2SO4, vôi bột lượng 500 -1.000 kg/ha.
- Nếu hạn, mặn kéo dài phun thêm phân bón lá và chế phẩm: KNO3, Brassinosterod, phân chứa canxi, magiê, silic.
Minh Trí - Lê Huy Hải - K' GửiH