Biện pháp hạn chế tác hại của mặn đến cây ăn trái

Biện pháp hạn chế tác hại của mặn đến cây ăn trái
Sau đây là một số giải pháp  hạn  chế  tác  hại của mặn đến vườn cây ăn trái:
 
Đắp đất ngăn mặn xâm nhập vào vườn cây ăn trái
Đắp đất ngăn mặn xâm nhập vào vườn cây ăn trái

+  Cần  đo  kiểm  tra độ mặn của nước trước khi bơm nước tưới cây. Nếu  nước  mặn  vượt ngưỡng chịu đựng của cây  trồng  thì  đợi  con nước  kém  hoặc  nước ròng  (lúc  này  độ  mặn giảm  thấp)  đo  kiểm tra  độ  mặn,  nếu  nước tốt  thì  bơm  nước  vào mương  vườn  và đóng cống  trữ  nước  trong mương.

+  Tủ  gốc,  che  chắn cả mặt luống (liếp) để giảm  tình  trạng  bốc hơi nước cho luống.

+ Hạn chế tưới nước cho cây:

-  Giảm  số  lần  tưới và  lượng  nước  tưới  ở mức  thấp  nhất.  Chỉ tưới cho cây với lượng nước rất ít, đủ cho cây không bị héo lá.

Cần kiểm tra độ mặn của nước trước khi bơm nước tưới cây
Cần kiểm tra độ mặn của nước trước khi bơm nước tưới cây

- Không để mặt đất bị khô nứt.

+  Bón  phân,  cung cấp  dinh  dưỡng  cho cây:

- Bón phân qua rễ: Cung cấp phân đạm, kali để tăng khả năng chịu  mặn  của  cây.  Sử dụng  phân  đạm  dạng Urê,  hoặc  SA  và  kali trắng K2SO4.-  Bón  vôi  bột  hoặc thạch cao.

-  Phun  phân  bón lá chứa nhiều đạm và kali  như  KNO3  hay các  loại  phân  bón  lá khác.

- Phun hormone để giúp  tăng  khả  năng hút  nước  cho  cây. Phun các chất có hoạt chất  Brassinosteroid như:  Nyro  0.01SL, Comcat 150WP, Super Humic…

- Cung cấp vi sinh vật  vùng  rễ  qua  các loại  phân  hữu  cơ  vi sinh.

Chỉ tưới cho cây với lượng nước rất ít, đủ cho cây không bị héo lá
Chỉ tưới cho cây với lượng nước rất ít, đủ cho cây không bị héo lá
Báo in, tháng 6/2016

Có thể bạn quan tâm