Huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) được thành lập ngày 1/10/2009 theo Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ. Là vùng đất khô hạn nhất cả nước, trong những năm đầu thành lập, tuy gặp khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực vượt khó của cả hệ thống chính trị ở địa phương, sự hỗ trợ kịp thời của Trung ương, của tỉnh, Thuận Nam đã phát triển đi lên một cách mạnh mẽ, kinh tế - xã hội có nhiều điểm sáng, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Hiện nay, Thuận Nam đang nỗ lực bứt tốc phát triển, biến tham vọng thành hiện thực để sớm trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh.
Tỉnh Gia Lai chỉ mới bước vào đầu mùa khô nhưng tình trạng thiếu hụt nước tưới ở nhiều địa phương đã đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Điển hình như tại xã A Dơk, huyện Đăk Đoa, hàng trăm ha lúa nước đang có nguy cơ mất trắng do khô hạn.
Theo Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2023, Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” được đơn vị thực hiện đã tạo công trình khai thác bền vững phục vụ cấp nước cho người dân vùng cao, vùng khan hiếm nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trịnh Minh Hoàng cho biết, hiện tại tình hình khô hạn đang gây không ít khó khăn cho sản xuất, chăn nuôi và cả vấn đề sinh hoạt của người dân. Trước tình hình trên, tỉnh đã đề ra hai phương án cụ thể để điều chỉnh sản xuất Hè Thu phù hợp và hiệu quả.
An Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nắng nóng, khô hạn diễn ra gay gắt. Tỉnh đã nâng cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy rừng lên cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh trên các loại rừng.
Trước tình hình khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, khô hạn diễn ra gay gắt, nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận đang phải đối mặt với không ít khó khăn do thiếu nguồn nước phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi, nhất là nước sinh hoạt. Để đáp ứng nước sinh hoạt cho người dân, tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý tích nước, đưa nước thô từ các hồ chứa về nhà máy xử lý, bơm bổ sung cấp nước cho các nhà máy nước, sử dụng giếng bơm tay hoặc chở nước đến cấp cho người dân sinh hoạt, đảm bảo không để xảy ra tình trạng người dân phải thiếu nước sinh hoạt.
Mùa khô năm 2024 tại Đồng Nai nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài khiến nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp bị mất năng suất, nhiều loại cây trồng suy kiệt. Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ cây trồng chống chọi với nắng nóng, khô hạn như: bón phân, tưới nước; trong đó, xác định giải pháp bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu là cần sản xuất theo hướng tuần hoàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất và nguồn nước.
Tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức sáng ngày 26/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã thông tin về tình trạng hạn hán nghiêm trọng đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Đợt nắng hạn tại Tây Ninh được ngành chuyên môn dự báo khả năng sẽ kéo dài đến giữa hoặc cuối tháng 5/2024, nguy cơ sẽ tác động lớn đến nguồn nước tưới của khoảng 150.270 ha diện tích cây trồng của tỉnh. Do đó, việc điều phối cấp nước và kiểm soát hiệu quả nguồn nước tưới tiêu cho nông dân mùa nắng hạn là một trong những giải pháp quan trọng, phần nào mang lại hiệu quả, đảm bảo nguồn nước tưới thường xuyên, liên tục, đảm bảo kịp thời mùa vụ của người dân.
Giữa cao điểm khô hạn, hằng trăm người dân ở phố núi B’Lao (một tên gọi cũ của thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, công trình cung cấp nước sạch dù được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng lại “án binh bất động”.
Nhận định về các hình thái thời tiết tháng 2/2024, Phó Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Trần Thị Chúc cho biết, trong tháng 2, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5-1 độ C.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, dự báo hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục phát triển đến hết năm 2023 và duy trì sang năm 2024; thời gian đỉnh điểm có thể xảy ra trong 3 tháng từ 11/2023-1/2024. Hiện tượng này nguy cơ cao xảy ra khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, ảnh hưởng vụ sản xuất Đông Xuân 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trong bối cảnh khô hạn ngày càng trầm trọng, Pháp đang khuyến khích việc sử dụng kỹ thuật hứng sương mù, hiện đang được ứng dụng ở nhiều quốc gia để tưới tiêu cho nông nghiệp hoặc đáp ứng nhu cầu nước của cộng đồng.
Hiện là thời điểm bắt đầu vụ thu hoạch mận tam hoa chính vụ năm 2023 ở cao nguyên Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Do năm nay nắng nóng dẫn tới khô hạn kéo dài, mận chín sớm và giá mận thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước.
Vào mùa nắng nóng, nhiều địa bàn miền núi, vùng cao của tỉnh Phú Yên lại thiếu nước sinh hoạt. Năm 2023, dự báo tỉnh sẽ có nắng nóng, khô hạn kéo dài. Địa phương huy động nhiều nguồn lực khoan bổ sung giếng nước phục vụ sinh hoạt cho người dân.
Phú Cường, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) là xã đặc biệt khó khăn, địa hình núi đá vôi, chia cắt, tình trạng khô hạn, hạn hán thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất của hàng trăm hộ dân nơi đây.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 18/5 cho thấy hơn một nửa số hồ chứa nước lớn nhất thế giới đang bị thu hẹp thể tích, dẫn tới nguy cơ mất an ninh nguồn nước trong tương lai.
Nắng nóng kéo dài, tình trạng khan hiếm nước đã diễn ra ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh Lai Châu khiến cho nhiều diện tích cây trồng bị bị héo úa, không có khả năng phục hồi, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng cây trồng.
Cà Mau đang vào thời kỳ cao điểm khô hạn, nguy cơ cháy rừng tăng cao. Trước tình hình trên, các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn cho rừng.
Hiện nay đang ở giai đoạn cao điểm mùa khô 2022 - 2023, tỉnh Kiên Giang tập trung các giải pháp ứng phó, phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, chủ động đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn.
Theo tính toán, tổng lượng nước về trong giai đoạn mùa mưa năm nay trên nhánh sông Đà thiếu hụt khoảng 15 tỷ m3 so với trung bình nhiều năm. Việc thiếu nước về đang khiến các hồ thủy điện trên sông Đà đối mặt với tình trạng khô hạn, khó khăn cho phát điện và cấp nước cho hạ du.
Tình trạng nắng nóng kéo dài khiến cho hàng ngàn hộ dân ở các xã miền núi thuộc các huyện Sơn Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) đang phải chật vật tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt. Trong bối cảnh phải giãn cách để phòng, chống dịch, ngoài nguồn nước hỗ trợ từ các cấp chính quyền, người dân các địa phương trong tỉnh đang sẻ chia nguồn nước, “dìu nhau” vượt qua khô hạn.
Nắng nóng gay gắt và kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất lúa vụ Hè Thu tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hàng ngàn ha lúa mới gieo sạ hơn một tháng đang đối diện với tình trạng thiếu nước. Nguy cơ giảm năng suất và mất mùa do thời tiết đang hiện hữu.
Để giảm thiểu đáng kể tình trạng cháy rừng xảy ra do tác động của khô hạn, của nạn phá rừng, sáng 1/4, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức họp khẩn để tìm giải pháp cấp bách thực hiện phòng chống cháy rừng ngay đầu mùa khô năm 2021.
Từ chiều tối 8/2 đến sáng 9/2, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có trận mưa nhỏ và vừa kéo dài trên diện rộng khiến tình trạng khô hạn vốn tồn tại trong vài tháng qua đã giảm hẳn.
Tại các khu vực thường xảy ra khô hạn, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả tích cực trước thách thức của biến đổi khí hậu; góp phần phát huy hiệu quả sử dụng đất, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Thiếu nước sạch để sinh hoạt đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều người dân vùng khô hạn ở Bình Thuận. Để kịp thời giải quyết tình trạng thiếu nước do hạn hán kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện công tác hỗ trợ, đưa nước sạch đến tận tay người dân vùng hạn, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Khô hạn diễn ra gay gắt kéo dài khiến cho mực nước các giếng đào, ao hồ, sông suối trên địa bàn các huyện miền núi và ven biển như Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên đang dần cạn kiệt. Người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Chính quyền địa phương và các ngành chức năng của tỉnh Phú Yên đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân.
Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân tại huyện mới Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) loay hoay đi tìm nguồn nước sinh hoạt. Đặc biệt vào mùa nắng (cao điểm là tháng 4, 5 hàng năm), nguồn nước bị khô hạn nên tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng nghiêm trọng. Nhiều hộ đã đầu tư 30-50 triệu đồng để khoan giếng với hy vọng có nước sạch sử dụng, tuy nhiên bài toán về nước sạch ở huyện mới Ia H’Drai đến nay vẫn chưa có lời giải.
Trước tình hình khô hạn, thiếu nước tưới đang diễn ra ngày càng khốc liệt, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức lại sản xuất một cách phù hợp, vừa ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu nhưng đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao trước diễn biến và tác động của khô hạn.