Đã hơn 1 năm từ khi chuyển vào huyện mới, gia đình chị Ksor Sem (xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai) phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt. Để ổn định cuộc sống nơi vùng đất mới, gia đình chị đi tìm nguồn nước bằng cách đào giếng. Tuy nhiên mọi hy vọng về nguồn nước sinh hoạt bị dập tắt khi giếng đào mới chỉ xuống vài mét đã gặp tảng đá lớn, không thể đào tiếp được. Từ đó, mọi nguồn nước sinh hoạt của gia đình chị phụ thuộc vào phía công ty chở nước tới cấp. “Nhà nghèo nên mình không thể khoan giếng được. Những hộ khác có điều kiện mua nước bình về ăn uống, còn mình hàng ngày vẫn đi lấy nước suối về uống rồi nấu nướng. Không biết nước sạch hay bẩn nhưng vẫn phải dùng vì chẳng còn cách nào khác”- chị Sem chia sẻ.
Tương tự, anh Phạm Văn Chương (xã Ia Dom) cho hay, khi mới đến đây sinh sống, gia đình anh đầu tư khoảng 40 triệu đồng để khoan giếng nhưng nước bị nhiễm phèn, vàng đục không thể sử dụng được. Để duy trì cuộc sống, gia đình anh đành lắng lọc, để qua đêm rồi phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Nếu muốn tắm rửa, giặt giũ phải bơm nước vào thau, chậu để lắng qua đêm mới dám sử dụng bởi nước đục, phèn rất nhiều không thể sử dụng trực tiếp được. Còn nước ăn uống gia đình phải mua nước bình về sử dụng.
Theo báo cáo của ngành chức năng huyện Ia H’Drai, hiện trên địa bàn có 707 giếng nước bị khô cạn, ảnh hưởng đến 937 hộ dân. Nguyên nhân là do thời tiết khô hạn kéo dài khiến tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra ở các điểm dân cư. Nếu tình trạng khô hạn tiếp tục kéo dài thì nhiều hộ dân sẽ không có nước sinh hoạt, sản xuất.
Ông Bùi Văn Nhàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai cho biết, do năm nay khô hạn kéo dài nên một số điểm dân cư bị thiếu nước. Để khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương đã vận động người dân nạo vét giếng để lấy nước dùng. Bên cạnh đó, chính quyền đã lắp đặt các bồn chứa nước công cộng tại các điểm dân cư để bà con lấy nước về sử dụng. Ngoài ra, người dân cũng sử dụng nước tự chảy hoặc lấy nước sông, suối về phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Về giải pháp lâu dài, trên địa bàn huyện Ia H’Drai đang xây dựng nhà máy nước sạch với tổng vốn dự toán ban đầu trên 97 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, có lưu lượng yêu cầu 2.500 m3 nước/ngày. Dự kiến đến cuối năm 2020, đầu năm 2021 nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Tương tự, anh Phạm Văn Chương (xã Ia Dom) cho hay, khi mới đến đây sinh sống, gia đình anh đầu tư khoảng 40 triệu đồng để khoan giếng nhưng nước bị nhiễm phèn, vàng đục không thể sử dụng được. Để duy trì cuộc sống, gia đình anh đành lắng lọc, để qua đêm rồi phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Nếu muốn tắm rửa, giặt giũ phải bơm nước vào thau, chậu để lắng qua đêm mới dám sử dụng bởi nước đục, phèn rất nhiều không thể sử dụng trực tiếp được. Còn nước ăn uống gia đình phải mua nước bình về sử dụng.
Theo báo cáo của ngành chức năng huyện Ia H’Drai, hiện trên địa bàn có 707 giếng nước bị khô cạn, ảnh hưởng đến 937 hộ dân. Nguyên nhân là do thời tiết khô hạn kéo dài khiến tình trạng thiếu nước cục bộ xảy ra ở các điểm dân cư. Nếu tình trạng khô hạn tiếp tục kéo dài thì nhiều hộ dân sẽ không có nước sinh hoạt, sản xuất.
Ông Bùi Văn Nhàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia H’Drai cho biết, do năm nay khô hạn kéo dài nên một số điểm dân cư bị thiếu nước. Để khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương đã vận động người dân nạo vét giếng để lấy nước dùng. Bên cạnh đó, chính quyền đã lắp đặt các bồn chứa nước công cộng tại các điểm dân cư để bà con lấy nước về sử dụng. Ngoài ra, người dân cũng sử dụng nước tự chảy hoặc lấy nước sông, suối về phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Về giải pháp lâu dài, trên địa bàn huyện Ia H’Drai đang xây dựng nhà máy nước sạch với tổng vốn dự toán ban đầu trên 97 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, có lưu lượng yêu cầu 2.500 m3 nước/ngày. Dự kiến đến cuối năm 2020, đầu năm 2021 nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Quang Thái
(TTXVN)