Ghi nhận thực tế tại xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) cho thấy, tình trạng hạn hán đang diễn ra khá phức tạp. Hàng ngàn hecta cây trồng vàng héo, những cánh đồng thiếu nước nứt nẻ. Nhiều hồ đập trong tình trạng khô cạn, trơ đáy. Anh A Viên (thôn 8, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum) cho biết: Gia đình anh canh tác được 2,7 sào lúa. Như mọi năm diện tích lúa này sẽ cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn lúa. Tuy nhiên năm nay hạn nặng, không có nước tưới nên cây lúa cứ héo rũ, ruộng đồng nứt nẻ khiến cua, cá chết nổi trên đồng.
Ngoài việc cây trồng thiếu nước tưới, người dân tại xã Đoàn Kết cũng đang chật vật đi tìm nguồn nước sinh hoạt. Bà Y Miếu (60 tuổi, thôn 8, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum) cho biết, nhà bà thiếu nước sinh hoạt mấy tháng nay. Để có nguồn nước sinh hoạt bà Miếu phải ra giọt nước (điểm lấy nước chung của người đồng bào thiểu số), nhưng mấy ngày nay nước giọt cũng hết rồi. Để có nước sinh hoạt, bà Miếu phải ra sông lấy nước về tắm rửa, còn nước uống thì phải đi xin người dân trong làng. "Trước đây nhà tôi cũng có giếng, nhưng nắng quá nước giếng cũng cạn rồi. Nếu mấy ngày nữa mà nhà người khác cũng cạn thì tôi không biết xin nước uống ở đâu", bà Y Miếu lo lắng nói.
Theo báo cáo của UBND xã Đoàn Kết, trên địa bàn có 3 đập chứa nước, trong đó 2 đập đã cạn kiệt, chỉ còn lại khoảng 1/4 lượng nước. Hiện tại, do đập Cà Tiên gần cạn nước nên người dân phải khoan giếng để tưới tiêu hơn 18 hecta lúa và cà phê. Tình trạng hạn sớm cũng đã làm hơn 120 hecta lúa nước và cà phê bị đe dọa cùng hàng trăm hộ dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.
Ông Phan Văn Pháp, Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết cho biết: Năm nay tình hình hạn hán trên địa bàn diễn biến phức tạp. Những năm trước vào thời điểm này ít nhất đã có 1 đến 2 cơn mưa. Tuy nhiên 4 tháng nay, trên địa bàn xã chưa xuất hiện đợt mưa nào, nên các hồ đập trên địa bàn đang dần cạn nước. Trước tình hình khô hạn kéo dài, xã đã phối hợp với Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Kon Tum thực hiện phương án bơm chống hạn. Hiện tại trên địa bàn xã đã đặt 2 trạm bơm chuyền. Bên cạnh đó xã cũng nhắc nhở người dân tiết kiệm nước.
Tương tự, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới, nước sinh hoạt. Ông Giả Tấn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy cho biết: Hiện tại trên địa bàn đang có nguy cơ hạn hán. Trong 1 tháng tới nếu không có mưa trên địa bàn sẽ có 80 hecta lúa bị thiếu nước và gần 280 giếng nước bị khô hạn, thiếu nước sinh hoạt.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn hán là do lượng mưa năm 2019 thấp, chỉ bằng khoảng 70-80% so với lượng mưa của những năm trước. Ngoài ra, mùa mưa năm 2019 cũng kết thúc sớm hơn khoảng nửa tháng so với trung bình hàng năm. Thêm vào đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh hầu như không có mưa, nên lượng nước trên các sông suối bị khô cạn.
Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum cho biết: Gần 3 tháng liên tục trên địa bàn tỉnh không có mưa nên lượng nước trên các sông suối trên địa bàn tỉnh đang thiếu hụt từ 40-70% so với trung bình hằng năm. Theo dự báo, khả năng vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 tại các địa phương như thành phố Kon Tum, huyện Sa Thầy, huyện Ia H’Drai sẽ xảy ra hạn hán.
Trước tình hình đó, để chủ động phòng chống hạn hán trong mùa khô năm 2020, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo tất cả các sở, ban ngành, đơn vị liên quan và UBND của 10 huyện, thành phố Kon Tum triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2020.
Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan chủ động nắm bắt tình hình thời tiết, dự báo khí tượng, thủy văn để thực hiện chỉ đạo tốt công tác quản lý, vận hành tích nước tại các hồ chứa cho phù hợp, có kế hoạch phân phối nước hợp lý, bảo đảm cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô năm 2020. Trong đó, tập trung sửa chữa các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, hồ chứa nước, hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng hợp lý để phòng chống hạn, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng nước hiệu quả tiết kiệm.
Ngoài việc cây trồng thiếu nước tưới, người dân tại xã Đoàn Kết cũng đang chật vật đi tìm nguồn nước sinh hoạt. Bà Y Miếu (60 tuổi, thôn 8, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum) cho biết, nhà bà thiếu nước sinh hoạt mấy tháng nay. Để có nguồn nước sinh hoạt bà Miếu phải ra giọt nước (điểm lấy nước chung của người đồng bào thiểu số), nhưng mấy ngày nay nước giọt cũng hết rồi. Để có nước sinh hoạt, bà Miếu phải ra sông lấy nước về tắm rửa, còn nước uống thì phải đi xin người dân trong làng. "Trước đây nhà tôi cũng có giếng, nhưng nắng quá nước giếng cũng cạn rồi. Nếu mấy ngày nữa mà nhà người khác cũng cạn thì tôi không biết xin nước uống ở đâu", bà Y Miếu lo lắng nói.
Người dân thôn 8 (xã Đoàn Kết) đậy giếng lại do không có nước để sử dụng. Ảnh: baokontum.com.vn |
Theo báo cáo của UBND xã Đoàn Kết, trên địa bàn có 3 đập chứa nước, trong đó 2 đập đã cạn kiệt, chỉ còn lại khoảng 1/4 lượng nước. Hiện tại, do đập Cà Tiên gần cạn nước nên người dân phải khoan giếng để tưới tiêu hơn 18 hecta lúa và cà phê. Tình trạng hạn sớm cũng đã làm hơn 120 hecta lúa nước và cà phê bị đe dọa cùng hàng trăm hộ dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.
Ông Phan Văn Pháp, Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết cho biết: Năm nay tình hình hạn hán trên địa bàn diễn biến phức tạp. Những năm trước vào thời điểm này ít nhất đã có 1 đến 2 cơn mưa. Tuy nhiên 4 tháng nay, trên địa bàn xã chưa xuất hiện đợt mưa nào, nên các hồ đập trên địa bàn đang dần cạn nước. Trước tình hình khô hạn kéo dài, xã đã phối hợp với Ban quản lý Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Kon Tum thực hiện phương án bơm chống hạn. Hiện tại trên địa bàn xã đã đặt 2 trạm bơm chuyền. Bên cạnh đó xã cũng nhắc nhở người dân tiết kiệm nước.
Tương tự, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới, nước sinh hoạt. Ông Giả Tấn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy cho biết: Hiện tại trên địa bàn đang có nguy cơ hạn hán. Trong 1 tháng tới nếu không có mưa trên địa bàn sẽ có 80 hecta lúa bị thiếu nước và gần 280 giếng nước bị khô hạn, thiếu nước sinh hoạt.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn hán là do lượng mưa năm 2019 thấp, chỉ bằng khoảng 70-80% so với lượng mưa của những năm trước. Ngoài ra, mùa mưa năm 2019 cũng kết thúc sớm hơn khoảng nửa tháng so với trung bình hàng năm. Thêm vào đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh hầu như không có mưa, nên lượng nước trên các sông suối bị khô cạn.
Đập Cà Tiên cạn trơ đáy. Ảnh: baokontum.com.vn |
Trước tình hình đó, để chủ động phòng chống hạn hán trong mùa khô năm 2020, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo tất cả các sở, ban ngành, đơn vị liên quan và UBND của 10 huyện, thành phố Kon Tum triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2020.
Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan chủ động nắm bắt tình hình thời tiết, dự báo khí tượng, thủy văn để thực hiện chỉ đạo tốt công tác quản lý, vận hành tích nước tại các hồ chứa cho phù hợp, có kế hoạch phân phối nước hợp lý, bảo đảm cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô năm 2020. Trong đó, tập trung sửa chữa các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, hồ chứa nước, hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng hợp lý để phòng chống hạn, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng nước hiệu quả tiết kiệm.
Quang Thái