Tân Phú Đông là huyện cù lao nhiễm mặn của tỉnh Tiền Giang. Nằm phía hạ lưu sông Tiền, ở giữa 2 vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại của hệ thống sông Tiền, tiếp giáp Biển Đông, điều kiện thiên nhiên nơi đây khắc nghiệt, đời sống nhân dân quanh năm đối mặt nhiều khó khăn.
Dù nửa cuối tháng 3/2025 đã xuất hiện mưa trái mùa rải rác tại thành phố Kon Tum và một số huyện, song Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vẫn yêu cầu sở, ngành liên quan và các địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2025.
Trong năm 2025, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Kinh phí là từ Trung ương bố trí trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021-2025) và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.
Việc quản lý, bảo vệ hồ Suối Giai trước sự “lấn chiếm” của người dân không chỉ góp phần bảo vệ an toàn hồ đập mà còn tạo điều kiện thuận lợi để địa phương quy hoạch phát triển du lịch nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của hồ.
Trước tình trạng sụt giảm nguồn nước ngầm vào mùa nắng nóng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân huyện đảo Lý Sơn, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nghiên cứu phương án thu gom nước mặt để cấp nước ổn định cho huyện đảo Lý Sơn.
Theo Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2023, Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” được đơn vị thực hiện đã tạo công trình khai thác bền vững phục vụ cấp nước cho người dân vùng cao, vùng khan hiếm nước.
Đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 12/2023 đến đầu tháng 5/2024 khiến nhiều nơi ở Bình Phước thiếu nước sạch phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu. Tuy nhiên, những ngày gần đây, tại Bình Phước xuất hiện nhiều trận mưa “giải nhiệt”, giúp bà con có nước sinh hoạt, ổn định đời sống và sản xuất.
Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) Bùi Thái Sơn cho biết, sau khi công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn tại huyện vào ngày 5/4/2024, địa phương đã tập trung mọi nguồn lực, chung tay triển khai các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn đang phải đối mặt với thiên tai hạn mặn gay gắt.
Sau khi phóng viên TTXVN đưa tin phản ánh tình trạng các hộ dân xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) thiếu nước sinh hoạt dù sống gần đập dâng Nam Mỹ, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành văn bản số 2370/UBND-SXD ngày 6/5/2023 về việc cung cấp nước sạch tại xã Hòa Bắc.
Trước tình hình khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, khô hạn diễn ra gay gắt, nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận đang phải đối mặt với không ít khó khăn do thiếu nguồn nước phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi, nhất là nước sinh hoạt. Để đáp ứng nước sinh hoạt cho người dân, tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý tích nước, đưa nước thô từ các hồ chứa về nhà máy xử lý, bơm bổ sung cấp nước cho các nhà máy nước, sử dụng giếng bơm tay hoặc chở nước đến cấp cho người dân sinh hoạt, đảm bảo không để xảy ra tình trạng người dân phải thiếu nước sinh hoạt.
Những ngày qua, nắng nóng, hạn mặn tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bến Tre khiến nhiều người dân thiếu nước sinh hoạt. Giữa thời điểm khó khăn về nguồn nước, bất kể ngày đêm, nhiều tổ chức, cá nhân đã "mang theo những dòng nước nghĩa tình" từ khắp nơi đổ về xứ Dừa cấp phát nước miễn phí. Nghĩa cử cao đẹp đó không chỉ phần nào giúp giải cơn khát giữa tiết trời “nắng như đổ lửa”, mà còn làm cho người dân vùng hạn mặn cảm thấy “mát lòng” vì tinh thần tương thân, tương ái của người dân Việt Nam.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum, do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán kéo dài, trên địa bàn thành phố Kon Tum đã xảy ra tình trạng khô hạn gần 120 giếng đào của người dân và một điểm trường Tiểu học. Điều này ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân cũng như quá trình dạy và học tại điểm trường. Hiện, chính quyền địa phương đang nỗ lực hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ dân, đảm bảo không để tình trạng thiếu nước xảy ra.
Sau 3 ngày tạm ngưng hoạt động do thiếu nguồn nước đầu vào, ngày 19/4, Trạm cấp nước Đạ M’ri (thuộc Nhà máy nước Đạ Huoai) đã hoạt động trở lại và cung cấp nước sinh hoạt cho gần 700 hộ dân ở thị trấn Đạ M’ri (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng).
Xác định được tầm quan trọng của nước sạch, Thanh Hóa đã đưa chỉ tiêu về nước sạch là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang hỗ trợ dụng cụ chuyển đổi ngành nghề và nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào Khmer năm 2023. Chương trình hỗ trợ lần này nằm trong dự án số 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2025 và định hướng tới năm 2030.
Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh có 176 hồ, đập hoạt động với dung tích trên 315 triệu m3 nước phục vụ cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân. Tổng lượng nhu cầu nước khai thác, sử dụng hàng năm của Quảng Ninh hiện tại vào khoảng 469 triệu m3/năm.
Vào mùa nắng nóng, nhiều địa bàn miền núi, vùng cao của tỉnh Phú Yên lại thiếu nước sinh hoạt. Năm 2023, dự báo tỉnh sẽ có nắng nóng, khô hạn kéo dài. Địa phương huy động nhiều nguồn lực khoan bổ sung giếng nước phục vụ sinh hoạt cho người dân.
Phú Cường, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) là xã đặc biệt khó khăn, địa hình núi đá vôi, chia cắt, tình trạng khô hạn, hạn hán thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất của hàng trăm hộ dân nơi đây.
Vào mùa nắng nóng, lượng nước ngầm trên đảo Lý Sơn thường sụt giảm và nhiễm mặn gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Trước tình hình đó, tỉnh Quảng Ngãi đang tìm các giải pháp để Lý Sơn sớm có nguồn nước sinh hoạt bền vững phục vụ hiệu quả đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo.
Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Các cấp, ngành và huyện Hà Quảng cần có giải pháp hữu hiệu và lâu dài để khắc phục hạn hán ở vùng Lục khu. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh khi đến kiểm tra, nắm tình hình, chỉ đạo công tác phòng, chống, khắc phục hạn hán thiếu nước sinh hoạt, sản xuất tại vùng Lục khu, huyện Hà Quảng vào ngày 25/4.
Theo thống kê, khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện có 547 công trình cấp nước nông thôn tập trung; trong đó có 181 công trình đang bị hư hỏng hoàn toàn, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Mặc dù chính quyền lên kế hoạch đầu tư, sửa chữa các công trình này, nhưng nguồn kinh phí không có, điều này đã làm người dân miền núi thiếu nước sinh hoạt.
Hai huyện ven biển Gò Công Đông và Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang có trên 2.800 hộ dân với hàng chục ngàn nhân khẩu sống phân tán ở ngoài đê, ven cửa sông, ven biển... Các hộ chưa được sử dụng nước sạch, đứng trước nguy cơ thiếu nước trong mùa khô hạn và xâm nhập mặn 2023. Tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, không để người dân thiếu nước ngọt dùng trong các tháng cao điểm mùa khô.
Tỉnh Bình Phước hiện có 41 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ công trình cấp nước kém hiệu quả hoặc không hoạt động chiếm khá cao và một số công trình đang hoạt động tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Tỉnh Kiên Giang đang thực hiện các giải pháp đảm bảo nước sinh hoạt vùng nông thôn, trung tâm các huyện, thành phố và các địa phương vùng sâu, ven biển, biên giới, hải đảo trong mùa khô 2021 - 2022.
Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung, lồng ghép sử dụng các nguồn vốn thuộc Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”, chương trình nông thôn mới, chương trình 134, 135, 30a... để xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho người dân nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.
Vừa bước vào mùa nắng nóng, một số vùng nông thôn Bình Định đã thiếu nước sinh hoạt. Trong khi đó, các công trình cấp nước tập trung chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân.
Khoảng vài tháng trở lại đây, cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã Hào Phú, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước sinh hoạt. Mong muốn lớn nhất của người dân nơi đây là được chính quyền và cơ quan chức năng địa phương đầu tư xây dựng hệ thống nước máy hợp vệ sinh để sớm chấm dứt tình trạng thiếu nước sinh hoạt mỗi khi mùa khô đến.