Ủy ban Dân tộc cho biết, những năm qua, Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo đầu tư và hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quan tâm đến chính sách dân tộc. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong vùng đã nỗ lực huy động nhiều nguồn lực, tạo bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa bền vững do các yếu tố chủ quan và khách quan đan xen với nhau, làm giảm hiệu quả của các chương trình hỗ trợ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vùng đồng bào dân tộc Khmer còn một số tồn tại, bất cập như: Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) còn khá cao, dân số DTTS chỉ chiếm khoảng 8% dân số toàn vùng nhưng tỷ lệ hộ nghèo DTTS lại chiếm tới 19,93% tổng số hộ nghèo của vùng. Riêng dân tộc Khmer chiếm 6,8% dân số toàn vùng, chiếm 85,71% tổng số dân tộc thiểu số trong vùng, số hộ nghèo người Khmer là 54.029 hộ, chiếm tỷ lệ 19,41% so với tổng số hộ nghèo toàn vùng, chiếm 11,49% so với tổng số hộ dân tộc Khmer; hộ cận nghèo là 37.835 hộ, chiếm 14,75% tổng số hộ cận nghèo toàn vùng, chiếm 11,54% tổng số hộ dân tộc Khmer. Điều này cho thấy sự chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc khác còn cao.
Cơ sở hạ tầng, tư liệu sản xuất còn thiếu và yếu; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, nhất là nghề phi nông nghiệp chưa phát huy hiệu quả cao; công tác chuyển đổi ngành nghề còn rất hạn chế; biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và cuộc sống người dân trên nhiều phương diện, nhất là đối tượng nông dân nghèo (chủ yếu là người Khmer) là những người chịu tác động nhiều nhất. Qua nhiều năm thực hiện chính sách, nội dung đất ở cho hộ dân tộc thiểu số nghèo vẫn chưa giải quyết được triệt để. Qua rà soát, trong vùng hiện còn 9.322 hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có đất ở; 48.384 hộ thiếu đất sản xuất, trong đó có 7.026 hộ cần hỗ trợ về đất sản xuất, 37.671 hộ có nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi nghề, 3.687 hộ cần hỗ trợ học nghề, 2.078 hộ có đất sản xuất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu; 73.339 lao động cần hỗ trợ giải quyết việc làm tại chỗ, 2.480 lao động cần hỗ trợ giải quyết việc làm tại các địa phương khác; 11.959 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ nhà ở; 21.823 hộ cần hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, nhu cầu hỗ trợ đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung để cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 30.000 hộ có khó khăn về nước sinh hoạt.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là việc làm tại chỗ đạt hiệu quả thấp. Nhiều lao động được đào tạo nhưng không có việc làm hoặc làm những công việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Việc kết nối đào tạo nghề với giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường đang thách thức đến sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL, những năm gần đây, môi trường đang dần bị suy thoái, có lúc, có nơi đến mức trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sức khỏe của người dân. Nhiều hộ dân tộc Khmer thiếu đất sản xuất chưa được tiếp cận các chính sách hỗ trợ chuyển đổi mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xuất phát từ thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào DTTS nêu trên, yêu cầu đặt ra phải xem xét có những chính sách ưu đãi riêng nhằm tạo điều kiện cho các hộ đồng bào DTTS nghèo có điều kiện phát triển sản xuất tăng thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo, tiến tới đảm bảo đời sống ổn định, từng bước bắt nhịp với phát triển bền vững toàn vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Góp phần giữ vững an ninh chính trị vùng DTTS nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Do đó, việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết.
Mời bạn đọc xem Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long và góp ý tại đây.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vùng đồng bào dân tộc Khmer còn một số tồn tại, bất cập như: Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) còn khá cao, dân số DTTS chỉ chiếm khoảng 8% dân số toàn vùng nhưng tỷ lệ hộ nghèo DTTS lại chiếm tới 19,93% tổng số hộ nghèo của vùng. Riêng dân tộc Khmer chiếm 6,8% dân số toàn vùng, chiếm 85,71% tổng số dân tộc thiểu số trong vùng, số hộ nghèo người Khmer là 54.029 hộ, chiếm tỷ lệ 19,41% so với tổng số hộ nghèo toàn vùng, chiếm 11,49% so với tổng số hộ dân tộc Khmer; hộ cận nghèo là 37.835 hộ, chiếm 14,75% tổng số hộ cận nghèo toàn vùng, chiếm 11,54% tổng số hộ dân tộc Khmer. Điều này cho thấy sự chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc khác còn cao.
Cơ sở hạ tầng, tư liệu sản xuất còn thiếu và yếu; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS, nhất là nghề phi nông nghiệp chưa phát huy hiệu quả cao; công tác chuyển đổi ngành nghề còn rất hạn chế; biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, mặt trái của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và cuộc sống người dân trên nhiều phương diện, nhất là đối tượng nông dân nghèo (chủ yếu là người Khmer) là những người chịu tác động nhiều nhất. Qua nhiều năm thực hiện chính sách, nội dung đất ở cho hộ dân tộc thiểu số nghèo vẫn chưa giải quyết được triệt để. Qua rà soát, trong vùng hiện còn 9.322 hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có đất ở; 48.384 hộ thiếu đất sản xuất, trong đó có 7.026 hộ cần hỗ trợ về đất sản xuất, 37.671 hộ có nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi nghề, 3.687 hộ cần hỗ trợ học nghề, 2.078 hộ có đất sản xuất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến đổi khí hậu; 73.339 lao động cần hỗ trợ giải quyết việc làm tại chỗ, 2.480 lao động cần hỗ trợ giải quyết việc làm tại các địa phương khác; 11.959 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ nhà ở; 21.823 hộ cần hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, nhu cầu hỗ trợ đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung để cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 30.000 hộ có khó khăn về nước sinh hoạt.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là việc làm tại chỗ đạt hiệu quả thấp. Nhiều lao động được đào tạo nhưng không có việc làm hoặc làm những công việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Việc kết nối đào tạo nghề với giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường đang thách thức đến sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL, những năm gần đây, môi trường đang dần bị suy thoái, có lúc, có nơi đến mức trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sức khỏe của người dân. Nhiều hộ dân tộc Khmer thiếu đất sản xuất chưa được tiếp cận các chính sách hỗ trợ chuyển đổi mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xuất phát từ thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào DTTS nêu trên, yêu cầu đặt ra phải xem xét có những chính sách ưu đãi riêng nhằm tạo điều kiện cho các hộ đồng bào DTTS nghèo có điều kiện phát triển sản xuất tăng thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo, tiến tới đảm bảo đời sống ổn định, từng bước bắt nhịp với phát triển bền vững toàn vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Góp phần giữ vững an ninh chính trị vùng DTTS nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Do đó, việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết.
Mời bạn đọc xem Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long và góp ý tại đây.
Theo baochinhphu.vn