Để kịp thời ngăn chặn dịch vào địa bàn tỉnh, ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo triển khai khẩn cấp biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giáp ranh vùng biên giới.
Theo đó, các chốt kiểm dịch tạm thời và đội kiểm soát động vật lưu động, gồm: lực lượng y tế, quản lý thị trường, công an và các lực lượng liên quan... tăng cường hoạt động, tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn nhập vào địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phát huy hiệu quả kiểm soát động vật lưu động để xử lý kịp thời các trường họp mua bán, vật chuyển lợn , sản phẩm từ lợn trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, giám sát các đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với lợn, sản phẩm lợn trái phép; kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện từ Vương quốc Campuchia vào Việt Nam.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ 24/24 đối với các cơ sở giết mổ, các điểm trung chuyển lợn trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, trường học, xí nghiệp có bếp ăn tập thể phải kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc lợn, sản phẩm từ thịt lợn. Nghiêm cấm vận chuyển thức ăn thừa ra bên ngoài làm thức ăn cho lợn vì đây là một trong những nguyên nhân làm cho lợn bị bệnh.
Cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ địa phương thực hiện kiểm soát nguồn gốc lợn và sản phẩm từ lợn đi qua địa bàn tỉnh, nhập tỉnh. Cục Hải quan phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, mua bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn qua các cửa khẩu; tyệt đối không cho nhập vào tỉnh đối với lợn và sản phẩm lợn chưa qua kiểm dịch; kiểm tra chặt chẽ khách du lịch nước ngoài có mang sản phẩm chế biến từ thịt lợn….
Trước đó, vào đầu tháng 3/2019, tỉnh Long An đã thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn kịp thời không để bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh và ngăn chặn dịch từ các tỉnh phía Bắc vào.
Hiện Long An có hơn 162.000 con lợn; 42 cơ sở giết mổ với tổng công suất đạt trên 2.500 con/đêm. Nguồn lợn giết mổ chủ yếu nhập từ các tỉnh khác nên nguy cơ nhiễm dịch bệnh rất cao./.
Ngành chức năng tăng cường kiểm tra, khuyến cáo người chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi. Nguồn: Báo Long An online |
Tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, giám sát các đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với lợn, sản phẩm lợn trái phép; kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện từ Vương quốc Campuchia vào Việt Nam.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ 24/24 đối với các cơ sở giết mổ, các điểm trung chuyển lợn trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, trường học, xí nghiệp có bếp ăn tập thể phải kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc lợn, sản phẩm từ thịt lợn. Nghiêm cấm vận chuyển thức ăn thừa ra bên ngoài làm thức ăn cho lợn vì đây là một trong những nguyên nhân làm cho lợn bị bệnh.
Cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ địa phương thực hiện kiểm soát nguồn gốc lợn và sản phẩm từ lợn đi qua địa bàn tỉnh, nhập tỉnh. Cục Hải quan phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, mua bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn qua các cửa khẩu; tyệt đối không cho nhập vào tỉnh đối với lợn và sản phẩm lợn chưa qua kiểm dịch; kiểm tra chặt chẽ khách du lịch nước ngoài có mang sản phẩm chế biến từ thịt lợn….
Trước đó, vào đầu tháng 3/2019, tỉnh Long An đã thành lập Ban Chỉ đạo về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn kịp thời không để bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh và ngăn chặn dịch từ các tỉnh phía Bắc vào.
Khi phát hiện heo bệnh,người chăn nuôi phải kịp thời báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc đơn vị chức năng gần nhất. Nguồn: Báo Long An online |
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN