Nhiều địa phương trên cả nước đang triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch gia cầm cũng như các loại dịch bệnh khác trên động vật lây lan diện rộng.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công văn về việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới gửi Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế.
Nhằm nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19, Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 tập trung chủ đề: “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
Với quyết tâm khôi phục và phát triển đàn lợn, tăng giá trị ngành chăn nuôi, tỉnh Bình Thuận đang tập trung tái đàn lợn; trong đó chú trọng hướng dẫn, giám sát việc tái đàn lợn theo nguyên tắc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp cách ly, vệ sinh, sát trùng và an toàn sinh học.
Chiều 22/5, bệnh nhân 91 (43 tuổi, phi công người Anh) được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh về Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị, kết thúc 65 ngày “cân não” giành giật sự sống cho bệnh nhân này. 65 ngày dồn mọi tâm lực, trí lực và vật lực để duy trì sự sống của bệnh nhân 91 đã chứng minh cho khả năng, vị thế của đội ngũ y bác sỹ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19.
Từ tháng 9/2019 đến nay, tỷ lệ người dân ở Lai Châu đến khám và điều trị tại các bệnh viện có xu hướng tăng cao, chủ yếu mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, tai biến mạch máu não, xương khớp…
Trước tình trạng bệnh dịch đang diễn biến phức tạp, để vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh..., người chăn nuôi cần chú ý tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại tỉnh Kampongcham (Vương quốc Campuchia), vùng giáp ranh với tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và tiếp giáp trực tiếp với 2 tỉnh biên giới của Campuchia là PreVeng, SvayRieng nên nguy cơ lây lan sang tỉnh Long An là rất cao.