Lãi lớn từ nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao ở huyện Duyên Hải

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao cho lợi nhuận đến 3 tỷ đồng/ha/năm đang được nhiều đơn vị, hộ nông dân ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh lựa chọn và đầu tư mở rộng diện tích.

Lai lon tu nuoi tom sieu tham canh cong nghe cao o huyen Duyen Hai hinh anh 1Nuôi tôm  trong hồ trải bạt trên cát  phát huy hiệu quả. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Ông Phạm Thành Lập Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải cho biết, vụ nuôi tôm năm nay, hơn 300 hộ dân trong huyện mạnh dạn đầu tư chuyển đổi diện tích nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao với diện tích gần 100 ha. Bình quân, mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh công nghệ cao cho năng suất từ 50 - 55 tấn/ha/vụ, cao gấp 7 lần so với nuôi tôm thâm canh và gấp 10 lần so với nuôi tôm bán thâm canh.

Trước xu hướng này, huyện đang xúc tiến nhanh quy hoạch, tập trung đầu tư về hạ tầng kỹ thuật và tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động nuôi tôm xả thải để đảm bảo về môi trường nuôi sạch, bền vững.

Ông Phan Văn Hải, ở thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao với diện tích hơn 3.000 m2 ao nuôi.

Theo ông Hải, mô hình này đòi hỏi người nuôi phải có diện tích đất lớn từ 1-1,5 ha để xây dựng chuỗi thống ao gồm: ao ương tôm giống, ao lắng nước, ao xử lý nước, ao sẵn sàng nuôi và ao nuôi được lót bạt, xây dựng mái che bằng lưới.

Việc nuôi tôm hoàn toàn được thực hiện bằng máy móc tự động từ khâu tạo khí, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước,… đảm bảo tuyệt đối môi trường nước từ ao nuôi đến xả thải đều sạch.

Với phương cách này, tôm phát triển đồng đều, tăng năng suất gấp 5–7 lần so với nuôi tôm thâm canh. Mỗi năm, ông Hải nuôi 2 vụ tôm thẻ chân trắng, cho tổng sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn tôm thương phẩm, lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.

Hiện huyện Duyên Hải quy hoạch và đầu tư hạ tầng kỹ thuật phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao ở một số vùng có đủ điều kiện như xã Long Vĩnh, Long Khánh, Đông Hải, thị trấn Long Thành.

Đây là những vùng thuận lợi về điều kiện đất đai, dễ chuyển giao khoa học công nghệ để xây dựng vùng nuôi tôm siêu thâm canh đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho thị trường xuất khẩu.

Phúc Sơn

Tin liên quan

Thu tiền tỷ nhờ nuôi tôm công nghệ cao ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Khoảng gần 2 năm trở lại đây, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mạnh dạn đầu tư phát triển mở rộng diện tích. Với tỷ lệ nuôi tôm thành công hơn đến 90% và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi tôm trong ao đất.


Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi từ ruộng muối sang nuôi tôm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Khoảng 10 năm trước đây, nhiều hộ làm muối tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã luân canh vụ trên cùng một ruộng muối. Theo đó, vào mùa nắng người dân làm muối và vào mùa mưa người dân nuôi tôm. Thế nhưng, do giá muối quá rẻ và ngày càng bấp bênh, tốn nhiều nhân công lao động, nên 3 năm trở lại đây hàng chục hộ làm muối đã chuyển hoàn toàn sang nuôi tôm; trong đó, có nhiều hộ dân đã đầu tư trang thiết bị hiện đại nuôi tôm theo công nghệ cao. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã có cuộc sống ổn định, khấm khá.


Quảng Nam: Thu nhập cao từ chuyển đổi ruộng muối kém hiệu quả sang nuôi tôm lót bạt

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân tại xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã chuyển đổi từ mô hình sản xuất muối kém hiệu quả qua nuôi tôm lót bạt. Bước đầu, hướng đi này đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giúp bà con nơi đây dần có “của ăn, của để”, nâng cao đời sống.


Hiệu quả cao từ chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển

Trước diễn biến bất thường và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhiều hộ diêm dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 4-5 lần so với làm muối.


Bến Tre xây dựng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

Tỉnh Bến Tre đang triển khai nhiều giải pháp phát triển ngành tôm với mục tiêu đưa ngành này trở thành ngành công nghiệp sản xuất mũi nhọn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.



Đề xuất