Mô hình nuôi cua biển theo hình thức “bắt vịt giữ cua” cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi cua biển theo hình thức “bắt vịt giữ cua” cho hiệu quả kinh tế cao
 

Theo anh Thạch Ngọc Đại, “bắt vịt giữ cua” là cách nuôi cua biển lớn nhanh, lên gạch son sớm hơn nuôi ngoài đầm ao bình thường. Diện tích ao nuôi cua biển gạch son không cần lớn chỉ cần 200, 300, 500 mét vuông ao. Mỗi ao nuôi cua biển chỉ cần 10 đến 20 con vịt, ao rộng hơn thì thả vịt nhiều hơn.
 
 

Khi vệ sinh ao nuôi ( đào vét ao sâu 1 mét đến 1,5 mét) thả cua biển giống từ 8 đến 10 con/kg vào ao. Diện tích ao thả cua cho phù hợp có thể bình quân 1 m2 mặt nước/con. Cho cua ăn buổi sáng hay buổi chiều đều được vì cua ăn mồi chìm.Vịt thường bơi phía trên mặt ao và lội quanh bờ tìm ổi ăn, có tiếng động cua ở phía dưới không dám bò lên bờ hoặc ven bờ. Thức ăn cho cua là cá rô phi tươi,băm nhỏ, khi rải thức ăn chìm xuống đáy ao, cua ăn tại chỗ ít di chuyển tìm thức ăn. Từ đó cua tăng trọng và lên gạch son rất nhanh so với cua nuôi ngoài đầm ao.
 
 

Cách “bắt vịt giữ cua” cho hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm có thể nuôi 2 vụ cua gạch son. Vừa qua, gia đình anh thả 200 con, thu hoạch lãi trên 60 triêu đồng. Mô hình “bắt vịt giữ cua” đơn giản, không cần bao lưới  quanh bờ cua cũng không thoát được ra ngoài ao nhờ vịt chăn giữ. Theo anh Đại nuôi cua 3 đến 4 tháng là có cua đạt loại một, giá thấp nhất cũng gần 300.000 cao nhất lên 400.000 đồng /kg gạch son. Giá cua gạch lọai II cũng từ 250.000 đến 300.000 đồng kg/cua gạch son tùy theo mùa.
 
 

Mô hình “bắt vịt giữ cua” của anh Đại đang được phổ biến cho bà con nhân rộng, tăng hiệu quả kinh tế từ nuôi cua gạch son. Nhờ mô hình “bắt vịt giữ cua” này, năm nào gia đình anh cũng thu lãi hàng trăm triệu đồng, xây được nhà tường, nuôi các con ăn học.      

Có thể bạn quan tâm