Đây là chương trình do Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tổ chức ngày 19/10/2017, nhằm phát huy tiềm lực của các doanh nghiệp, trí thức kiều bào.
Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 1% GDP của Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lĩnh vực nông nghiệp vẫn luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND thành phố trong nhiều năm qua.
Theo định hướng đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh xây dựng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, ưu tiên hỗ trợ về kết cấu hạ tầng, đất đai, nhà xưởng, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ.
Do vậy, thành phố đang tập trung kêu gọi các nguồn lực xã hội về đẩy mạnh cải thiện chất lượng cây, con giống, tập trung phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tập trung các cây trồng vật nuôi chủ lực, nhằm nâng cao giá trị sản xuất, sức cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Ông Dương Hoa Xô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cũng như nhiều tỉnh, thành khác, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở thành phố vẫn còn khá ít và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao lại càng ít hơn.
Trong khi đó, để phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì doanh nghiệp phải đóng vai trò là “đầu tàu” trong chuỗi giá trị sản phẩm. Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh rất cần sự góp ý, “hiến kế” của cộng đồng kiều bào, nhất là sự tham gia của các doanh nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển này.
Bản thân là một doanh nhân trong lĩnh vực tài chính, không có nhiều chuyên môn về nông nghiệp, nhưng ông Peter Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, một kiều bào Australia vẫn quyết định thành lập doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Hồng, có một nghịch lý rất lớn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng việc tìm một nguồn cung cấp thực phẩm sạch lại khá khó khăn. Đây cũng chính là lí do mà ông đã đầu tư xây dựng hệ thống trồng rau, quả các loại để cung cấp nguồn rau quả sạch cho người tiêu dùng.
Từ những hiểu biết về nền nông nghiệp Australia, ông Peter Hồng cho biết, đối với những lĩnh vực được xác định là thực sự cần thiết đến sự phát triển của nền nông nghiệp, Chính phủ nước này sẽ thành lập các Trung tâm chuyên ngành hay còn gọi là Trung tâm ưu ý để nghiên cứu, cải thiện, ứng dụng và chuyển giao từ kiến thức công nghệ cho nông dân.
“Bộ Nông nghiệp Australia đã xây dựng 11 Trung tâm như vậy đều khắp trong bang, mỗi Trung tâm phụ trách một ngành hàng nông nghiệp đặc biệt trên một vùng sinh thái thích hợp để giải quyết dứt điểm những khó khăn của vùng đó. Việc đem kiến thức, kỹ năng, công cụ đến cho nông dân ở vùng sâu, vùng xa để họ có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại là một cách hay để chúng ta có thể học tập và làm theo”, ông Peter Hồng cho biết.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình, kiều bào Canada, muốn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự hiệu quả thì Thành phố Hồ Chí Minh nên hoạch định chính sách để phát triển sản phẩm nông nghiệp có giá trị thu nhập cao với một số sản phẩm cần chú trọng như rau, quả, hoa, cá cảnh… Đồng thời, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp phục vụ cho thị trường thành phố với việc kiểm soát chất lượng chặt chẽ, có thể truy xuất nguồn gốc… thì tự khắc người sản xuất sẽ ứng dụng công nghệ cao để làm tăng thu nhập.
Lấy ví dụ từ việc Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, hữu cơ rất lớn hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình cho rằng, thành phố hoàn toàn có thể làm được chuyện này. Đơn cử như thành phố có nguồn nước sạch từ hồ Dầu Tiếng nên có thể dùng nước này điều phối, làm ra vùng trái cây ngắn ngày ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, chỉ sản xuất tiêu thụ tại thành phố với chất lượng cao, khi đó giá trị sản phẩm cũng được nâng lên.
Ông Tony Lâm, kiều bào Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp và công nghệ cao US Farm cho biết đang ấp ủ dự án Công viên thảo dược chuyên về nấm thuốc, nấm sạch với quy mô từ 5-10 ha.
Việc đầu tư tập trung như thế này tạo điều kiện thuận lợi cho bà con có đầu ra sản phẩm và giải quyết việc làm bền vững hơn. Nhất là việc hình thành mô hình “nhà hàng siêu thị” sản xuất tiêu dùng sản phẩm khép kín sẽ cho những sản phẩm nông nghiệp sạch, tạo uy tín và sự tin tưởng cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để làm được điều này, ông Lâm cho rằng rất cần sự chung tay và hỗ trợ từ nhiều phía. Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp của Thành phố aHồ Chí Minh, mỗi nơi tập trung phát triển một vài loại nấm (nấm ăn, nấm dược liệu) thích hợp điều kiện khí hậu thời tiết, nguyên liệu, hình thành các khu sản xuất tập trung gắn với xây dựng thương hiệu và nhà máy chế biến.
Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ sản xuất và tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt trên thị trường quốc tế…/.
Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 1% GDP của Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lĩnh vực nông nghiệp vẫn luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND thành phố trong nhiều năm qua.
GS-TS Đặng Lương Mô (kiều bào Nhật Bản) – cố vấn cấp cao Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Thiết kế Vi mạch ICDREC trình bày tham luận nông nghiệp công nghệ cao tại Hội nghị. Ảnh: Mạnh Linh -TTXVN |
Theo định hướng đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh xây dựng các mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, ưu tiên hỗ trợ về kết cấu hạ tầng, đất đai, nhà xưởng, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ.
Do vậy, thành phố đang tập trung kêu gọi các nguồn lực xã hội về đẩy mạnh cải thiện chất lượng cây, con giống, tập trung phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tập trung các cây trồng vật nuôi chủ lực, nhằm nâng cao giá trị sản xuất, sức cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Ông Dương Hoa Xô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cũng như nhiều tỉnh, thành khác, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở thành phố vẫn còn khá ít và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao lại càng ít hơn.
Trong khi đó, để phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì doanh nghiệp phải đóng vai trò là “đầu tàu” trong chuỗi giá trị sản phẩm. Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh rất cần sự góp ý, “hiến kế” của cộng đồng kiều bào, nhất là sự tham gia của các doanh nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển này.
Bản thân là một doanh nhân trong lĩnh vực tài chính, không có nhiều chuyên môn về nông nghiệp, nhưng ông Peter Hồng, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, một kiều bào Australia vẫn quyết định thành lập doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Hồng, có một nghịch lý rất lớn khi Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng việc tìm một nguồn cung cấp thực phẩm sạch lại khá khó khăn. Đây cũng chính là lí do mà ông đã đầu tư xây dựng hệ thống trồng rau, quả các loại để cung cấp nguồn rau quả sạch cho người tiêu dùng.
Từ những hiểu biết về nền nông nghiệp Australia, ông Peter Hồng cho biết, đối với những lĩnh vực được xác định là thực sự cần thiết đến sự phát triển của nền nông nghiệp, Chính phủ nước này sẽ thành lập các Trung tâm chuyên ngành hay còn gọi là Trung tâm ưu ý để nghiên cứu, cải thiện, ứng dụng và chuyển giao từ kiến thức công nghệ cho nông dân.
“Bộ Nông nghiệp Australia đã xây dựng 11 Trung tâm như vậy đều khắp trong bang, mỗi Trung tâm phụ trách một ngành hàng nông nghiệp đặc biệt trên một vùng sinh thái thích hợp để giải quyết dứt điểm những khó khăn của vùng đó. Việc đem kiến thức, kỹ năng, công cụ đến cho nông dân ở vùng sâu, vùng xa để họ có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại là một cách hay để chúng ta có thể học tập và làm theo”, ông Peter Hồng cho biết.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình, kiều bào Canada, muốn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự hiệu quả thì Thành phố Hồ Chí Minh nên hoạch định chính sách để phát triển sản phẩm nông nghiệp có giá trị thu nhập cao với một số sản phẩm cần chú trọng như rau, quả, hoa, cá cảnh… Đồng thời, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp phục vụ cho thị trường thành phố với việc kiểm soát chất lượng chặt chẽ, có thể truy xuất nguồn gốc… thì tự khắc người sản xuất sẽ ứng dụng công nghệ cao để làm tăng thu nhập.
Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Mạnh Linh -TTXVN |
Lấy ví dụ từ việc Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, hữu cơ rất lớn hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình cho rằng, thành phố hoàn toàn có thể làm được chuyện này. Đơn cử như thành phố có nguồn nước sạch từ hồ Dầu Tiếng nên có thể dùng nước này điều phối, làm ra vùng trái cây ngắn ngày ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, chỉ sản xuất tiêu thụ tại thành phố với chất lượng cao, khi đó giá trị sản phẩm cũng được nâng lên.
Ông Tony Lâm, kiều bào Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp và công nghệ cao US Farm cho biết đang ấp ủ dự án Công viên thảo dược chuyên về nấm thuốc, nấm sạch với quy mô từ 5-10 ha.
Việc đầu tư tập trung như thế này tạo điều kiện thuận lợi cho bà con có đầu ra sản phẩm và giải quyết việc làm bền vững hơn. Nhất là việc hình thành mô hình “nhà hàng siêu thị” sản xuất tiêu dùng sản phẩm khép kín sẽ cho những sản phẩm nông nghiệp sạch, tạo uy tín và sự tin tưởng cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để làm được điều này, ông Lâm cho rằng rất cần sự chung tay và hỗ trợ từ nhiều phía. Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp của Thành phố aHồ Chí Minh, mỗi nơi tập trung phát triển một vài loại nấm (nấm ăn, nấm dược liệu) thích hợp điều kiện khí hậu thời tiết, nguyên liệu, hình thành các khu sản xuất tập trung gắn với xây dựng thương hiệu và nhà máy chế biến.
Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ sản xuất và tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt trên thị trường quốc tế…/.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi