Tỉnh Gia Lai tích cực triển khai các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản.
Ngày 11/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định số 566/QĐ-TTg và 568/QĐ-TTg công nhận huyện Châu Thành, tỉnh Long An và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đông Anh và huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức lớn đã, ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến một trong những vựa lúa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong bối cảnh đó, An Giang đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các giải pháp về công nghệ, sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm tác động đến môi trường, hướng đến một nền sản xuất xanh và bền vững.
Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp đang từng bước đổi thay tư duy và phương thức sản xuất. Tại Hà Nam, ngoài những mô hình trồng các loại hoa truyền thống đã xuất hiện nhiều mô hình trồng hoa công nghệ cao, ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong ngành nông nghiệp.
Ngày 17/1/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 381/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững.Văn bản nêu rõ: Ngày 30/12/2023, tại Trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 (lần thứ 5) đã diễn ra với chủ đề: "Nông dân là chủ thể, trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông mới xanh, bền vững".
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới của Tổ quốc, với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp. Những năm qua, tỉnh luôn xác định nông nghiệp là lĩnh vực trọng điểm và có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Đến nay, lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực; từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần giảm nghèo và xây dựng bức tranh vùng biên ngày một khởi sắc.
Tỉnh Ninh Thuận tập trung khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.
Thời gian qua, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện Mê Linh phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội triển khai các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội.
Trong hai ngày 21 và 22/6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị tổ chức tiếp xúc cử tri ở một số địa phương trong tỉnh để thông báo kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; đồng thời ghi nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp của cử tri. Cử tri cũng đánh giá cao về chất lượng của Kỳ họp này.
Ngày 20/6, tại thành phố Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hội thảo Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm miền núi phía Bắc gắn với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Ngày 28/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2022.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền vừa ký ban hành kế hoạch số 1363/KH-UBND về thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sáng 6/3, tại tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chủ trì Hội nghị về thúc đẩy phát triển nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu với chủ đề “Khát vọng nông nghiệp Đất Chín Rồng xanh – sinh thái – bền vững” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Nhân dân của 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp tổ chức. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 4/1, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo “Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045”.
Chiều 27/1, tại phiên thảo luận hội trường Đại hội XIII của Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có tham luận xoay quanh những vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế; phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới.
Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Đề án 61 tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện kết luận số 61 - KL của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.
Do có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phát triển nông nghiệp nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khoảng 3 năm trở lại đây, tỉnh Gia Lai đã tập trung phát triển các mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao chất lượng cũng như tăng giá trị vốn có của các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Sáng 11/9, Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” tổ chức hội nghị giao ban quý III/2020 nhằm đánh giá kết quả thực hiện. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU Ngô Thị Thanh Hằng, chủ trì hội nghị.
Chiều 21/5, tại thị trấn Tân Uyên (Lai Châu), UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị Triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Ngày 24/10, Diễn đàn Nông nghiệp mùa Thu 2019 với chủ đề “Chính sách đất đai và sự phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” diễn ra tại Hà Nội, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách phối hợp với Tổ chức Oxfarm Việt Nam tổ chức. Diễn đàn là nơi quy tụ các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách, doanh nghiệp, người nông dân, giới truyền thông cùng thảo luận về các vấn đề quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Vừa qua, tại Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác phối hợp và kết nối sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn giữa Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường chủ trì hội nghị…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, diện mạo vùng nông thôn Hà Nội đã có nhiều khởi sắc, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, tư duy thay đổi theo chiều hướng tích cực... Xin được trân trọng giới thiệu tới độc giả một số hình ảnh cho thấy hiệu quả của chương trình này đối với vùng nông thôn Hà Nội hôm nay.
Sáng 21/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”. Cùng dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và 9 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng.
Chiều 25/8, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2019; doanh nhân, doanh nghiệp vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông, mấy năm nay, bên cạnh các chương trình tín dụng chính sách mà đầu mối là Ngân hàng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Nông còn triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 thuộc nhóm địa phương có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực đa dạng hóa loại hình, sản phẩm du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách ở các phân khúc khác nhau. Trong đó, du lịch nông nghiệp, sinh thái là một trong những loại hình du lịch được các ngành, địa phương, doanh nghiệp du lịch và cả người dân thành phố cùng vào cuộc xây dựng, phát triển với nhiều giải pháp linh hoạt và phù hợp.
Để thúc đẩy phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 Lào Cai đã ban hành nhiều chính sách quan trọng về hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng và khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản...Từ đó, tạo được nhiều biến chuyển căn bản và tích cực trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Tuy vậy, qua khảo sát đánh giá hiệu quả triển khai các chính sách này tại các địa phương cho thấy, một số quy định trong các nghị quyết chưa hợp lý, khó thực hiện và bộc lộc nhiều bất cập và được sửa đổi phù hợp với thực tiễn.