Huyện miền núi Quan Hóa quyết tâm thoát nghèo

Sau hai ngày làm việc, Đại hội Đảng bộ huyện miền núi Quan Hóa lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã bế mạc. Đại hội đặt mục tiêu đến năm 2025 đưa Quan Hóa thoát khỏi diện huyện nghèo 30a và đến năm 2030 trở thành huyện khá của khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Huyen mien nui Quan Hoa quyet tam thoat ngheo hinh anh 1Ông Phạm Bá Lực, trú tại xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa, được Chương trình 167 hỗ trợ xây nhà, sau đó ông vay vốn phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Quan Hóa tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm có lợi thế chủ lực của huyện. Huyện đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế rừng theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm từ rừng, gắn với bảo tồn, thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến lâm sản xuất khẩu. Về công nghiệp, huyện tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng như khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản. Huyện cũng phát huy những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và các di tích, danh thắng để quảng bá, huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch.

Huyện tiếp tục làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn cũng như trên tuyến biên giới, đặc biệt là ngăn chặn tội phạm ma túy xuyên quốc gia, tình trạng di cư ngoài kế hoạch, truyền đạo trái phép và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Qua đó giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào).

Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, trong nhiệm kỳ tới, huyện tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ và các đảng bộ, chi bộ cơ sở; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp phát triển của huyện nhà. Huyện cũng quan tâm phát triển đảng viên mới, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Huyện cũng tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về công tác xây dựng Đảng, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Theo Báo cáo Chính trị tại Đại hội, nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ huyện Quan Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra, có 26/28 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tốc tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 22,08%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tổng sản lượng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm đạt 22.080 tấn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 30,2 triệu đồng. Đã có 2 xã và 20 bản đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến cuối năm 2020 có thêm 7 bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Tại Đại hội, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đã công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chỉ định đồng chí Hà Thị Hương thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Quan Sơn, thôi giữ chức Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quan Sơn nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Hà Thị Hương được chỉ định giữ chức Bí thư Huyện ủy Quan Hóa nhiệm kỳ 2020-2025.

Đồng chí Hà Thị Hương, sinh năm 1981, quê ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Cử nhân Luật, Cao cấp lý luận chính trị, là Bí thư Huyện ủy trẻ nhất của tỉnh Thanh Hóa tính đến thời điểm hiện tại. Đồng chí Hà Thị Hương từng giữ các chức vụ: Bí thư Huyện đoàn Quan Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện Quan Sơn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quan Sơn.

Trịnh Duy Hưng

Tin liên quan

Thôn, bản miền núi huyện Quan Hóa gặp khó khi không có điện lưới quốc gia

Hiện ở những thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) đang có khoảng 1.300 hộ dân sống tại 8 bản và 12 cụm dân cư vẫn chưa có điện lưới quốc gia để thắp sáng và phục vụ cuộc sống hàng ngày. Hiện cuộc sống của các hộ dân nơi đây đang rất khó khăn, không có điện, họ phải đốt củi, đóm, một số hộ có điều kiện đã tự chế máy phát điện hoặc thắp tạm bóng đèn pin lấy chút ánh sáng để xua đi bóng tối giữa núi rừng.


Huyện Quan Hóa trồng luồng theo chuẩn quốc tế FSC để nâng cao giá trị

Quan Hóa là huyện có diện tích rừng tre luồng lớn nhất tỉnh Thanh Hóa với 27.268 ha. Đây là cây trồng giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc người dân lạm dụng khai thác, không cải tạo đất khiến nhiều diện tích rừng luồng rơi vào tình trạng suy kiệt nghiêm trọng. Để nâng cao giá trị cây luồng, bên cạnh việc tiếp tục mở rộng diện tích thâm canh, phục tráng rừng luồng, huyện Quan Hóa đang tích cực mở rộng diện tích rừng luồng được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới).


Quan Hóa phát triển nghề nuôi ong tự nhiên lấy mật

Tận dụng lợi thế về địa hình và điều kiện thời tiết cùng sự ưu đãi về diện tích đất rừng, những năm qua nghề nuôi ong mật tự nhiên ở huyện miền núi Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa phát triển khá mạnh. Nhiều gia đình giàu lên nhờ biết đầu tư vào nuôi ong một cách khoa học và chọn nghề nuôi ong làm hướng đi để xóa đói, giảm nghèo.


Giảm nghèo bền vững tại huyện vùng cao Quan Hóa

Thời gian qua, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo như Nghị quyết 30a, Chương trình 135, 167, Chương trình xây dựng nông thôn mới để đầu tư cơ sở hạ tầng và giúp người dân phát triển kinh tế. Đến nay, những chương trình này đang mang lại hiêệu quả thiết thực, giúp người dân khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.



Đề xuất