Hồ tiêu - “Vàng đen” của Đắk Nông

Niềm vui trúng mùa hồ tiêu của một nông hộ ở Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh
Niềm vui trúng mùa hồ tiêu của một nông hộ ở Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh

Để ngành hồ tiêu phát triển bền vững, thực sự là “vàng đen” của đồng bào dân tộc, những năm gần đây, tỉnh Đắk Nông đặc biệt chú trọng đến công tác quy hoạch vùng, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hồ tiêu sinh học, hữu cơ, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm…

Hồ tiêu - “Vàng đen” của Đắk Nông ảnh 1Niềm vui trúng mùa hồ tiêu của một nông hộ ở Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh

Đắk Nông là tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển cây công nghiệp, trong đó hồ tiêu là cây trồng khá phổ biến, có giá trị kinh tế cao. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, nếu như năm 2014, diện tích hồ tiêu của tỉnh đạt gần 13.900 ha, sản lượng hơn 17.600 tấn thì đến nay, Đắk Nông đã có gần 35.000 ha hồ tiêu, sản lượng bình quân trên 60.000 tấn (Đắk Nông định hướng đến năm 2025, tổng diện tích hồ tiêu đạt khoảng 15.000 ha, sản lượng gần 50.000 tấn; 100% diện tích hồ tiêu được sản xuất theo quy trình VietGAP, trong đó 50% diện tích hồ tiêu sản xuất theo quy trình GlobalGAP).

Hồ tiêu - “Vàng đen” của Đắk Nông ảnh 2Hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Bình Tiến tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) thu về 700 tấn hồ tiêu/năm. Ảnh: Nguyên Dung

Nhờ phát triển trên nền đất bazan màu mỡ nên thành phần khoáng và một số tinh chất có trong hạt tiêu của Đắk Nông cao hơn một số vùng trồng tiêu khác. Trong nhiều năm liền, hiệu quả kinh tế hồ tiêu đem lại cao hơn tất cả các loại cây trồng khác, giúp hàng nghìn hộ nông dân Đắk Nông, trong đó có không ít hộ đồng bào dân tộc trở thành tỷ phú. Ông Đặng Tấn Huynh ở xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) cho biết: Vụ tiêu vừa qua, nhà ông có trên 2 ha hồ tiêu cho thu hoạch sớm hơn mọi năm khoảng 15 ngày. Với gần 7 tấn hồ tiêu, gia đình ông thu về hơn 500 triệu đồng, trừ chi phí lãi trên 300 triệu đồng.

Hồ tiêu - “Vàng đen” của Đắk Nông ảnh 3Gia đình chị Phạm Thị Anh ở thôn 8, xã Nam Bình, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã chuyển 2,5 ha hồ tiêu trồng theo phương pháp truyền thống sang trồng hữu cơ cho năng suất, chất lượng cao hơn trước, đạt năng suất khoảng 4 tấn hồ tiêu/ha. Ảnh: Nguyên Dung

Với định hướng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã chủ động thay đổi tư duy sản xuất, tập trung phát triển, nhân rộng mô hình sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn sinh học, hữu cơ gắn với chế biến sâu để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm. Tỉnh cũng khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững... Nhờ vậy, nhiều vùng hồ tiêu ở Đắk Nông được cộng đồng hồ tiêu trong và ngoài nước đánh giá cao bởi phương thức sản xuất an toàn, sạch, hướng tới thâm canh hữu cơ toàn diện… Nhiều hộ đồng bào dân tộc đã và đang “sống khỏe” với cây hồ tiêu.

Hồ tiêu - “Vàng đen” của Đắk Nông ảnh 4Sản phẩm hồ tiêu của Hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Bình Tiến tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đang được xuất khẩu sang Ấn Độ. Ảnh: Nguyên Dung
Hồ tiêu - “Vàng đen” của Đắk Nông ảnh 5Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông, hồ tiêu là cây trồng đầu tiên của tỉnh được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Hưng Thịnh
Hồ tiêu - “Vàng đen” của Đắk Nông ảnh 6Đắk Nông có 16 chủ thể được cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Đắk Nông” cho hồ tiêu. Ảnh: Nguyên Dung

Cuối năm 2021, hồ tiêu Đắk Nông đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là dấu hiệu dùng để chỉ dẫn cho 3 sản phẩm: tiêu đen, tiêu đỏ và tiêu trắng. Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông, hồ tiêu là cây trồng đầu tiên của tỉnh được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đây là cơ hội lớn giúp hồ tiêu Đắk Nông tiếp tục vươn xa trên thị trường trong và ngoài nước, thực sự trở thành “vàng đen” cho nhiều hộ đồng bào dân tộc.

Hưng Thịnh – Nguyên Dung

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm