Theo báo cáo của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, cơ quan thuế vận động được 3.166 hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, đạt 15,83% chỉ tiêu được thành phố giao. Riêng quý I/2018, ngành thuế vận động được 1.269 hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, chỉ đạt 5,52% so với chỉ tiêu do thành phố giao.
Ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ tháng 5/2017, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời, tổ chức các điểm hỗ trợ thông tin về thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại văn phòng Cục Thuế và 24 chi cục thuế quận huyện. Ngoài ra, kết nối doanh nghiệp mới thành lập với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ liên quan tới lĩnh vực thuế với cam kết miễn phí một số dịch vụ như chữ ký số, đại lý thuế, phần mềm kế toán trong thời gian đầu...
Sau 1 năm triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ngành thuế thành phố đã hỗ trợ cho hơn 21.000 lượt doanh nghiệp khởi nghiệp và hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp. Cục Thuế cũng phối hợp với các hiệp hội ngành nghề tổ chức tập huấn chính sách thuế theo các chuyên ngành nhằm nắm bắt và tháo gỡ những vướng mắc mang tính đặc thù.
Tuy nhiên, công tác vận động chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Tỷ lệ hộ kinh doanh chuyển đổi thấp so với chỉ tiêu được giao và so với tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố.
Nguyên nhân là do phần lớn hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, đơn giản, mang tính chất gia đình và kinh doanh không ổn định. Thêm vào đó, các hộ kinh doanh cũng không quen với hệ thống sổ sách, kế toán và báo cáo thuế khi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Nam Bình, phải nhìn nhận thực tế là các hộ kinh doanh còn ngại chuyển đổi mô hình quản lý, chưa quen với khái niệm quản trị doanh nghiệp, hạn chế về nhận thức đối với Luật doanh nghiệp, kiến thức, kỹ năng điều hành doanh nghiệp.
Thói quen kinh doanh dựa trên mối quan hệ của các tiểu thương, chợ đầu mối thường không có hóa đơn chứng từ, trong khi đầu ra xuất hóa đơn đủ dẫn đến khi chuyển đổi lên doanh nghiệp phải đóng thuế nhiều hơn thuế khoán. Hơn nữa, việc chuyển đổi lên doanh nghiệp khiến các hộ kinh doanh phải chịu thêm chi phí thuê kế toán, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội…
Thêm vào đó, công tác phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp giữa các ban ngành còn hạn chế, trong khi cơ quan thuế chỉ có thể vận động, giải thích về chính sách, thủ tục thuế, còn các lĩnh vực khác được đa số hộ kinh doanh quan tâm như: bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, điều kiện kinh doanh lại chưa có cán bộ chuyên trách để hỗ trợ.
Năm 2018, Quận 1 được thành phố giao vận động chuyển đổi 2.124 hộ kinh doanh lên doanh nghiệp. Nhưng, đến hết quý I, quận mới vận động được 26 hộ chuyển đổi, chỉ đạt 1,22% so với chỉ tiêu cả năm.
Đại diện Chi cục thuế Quận 1 cho biết, qua rà soát, Quận 1 có hơn 3.200 hộ kinh doanh có doanh thu cao, có sử dụng hóa đơn, có khả năng chuyển đổi mô hình kinh doanh lên doanh nghiệp. Cục thuế Quận 1 cũng đã tổ chức các điểm hỗ trợ thông tin về thuế cho doanh nghiệp, phân công công chức có chuyên môn, nghiệp vụ tốt trực hướng dẫn doanh nghiệp.
Song trên thực tế số hộ kinh doanh chuyển đổi còn rất thấp do tâm lý e ngại các thủ tục hành chính, các yêu cầu về điều kiện kinh doanh khi chuyển đổi. Mặt khác, đa số các hộ kinh doanh đều cho rằng, đóng thuế khoán thuận tiện và an toàn hơn vì việc kê khai và đóng thuế theo doanh thu quá phức tạp và khiến doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí vận hành.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đại lý thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các quy định về sổ sách kế toán và kê khai thuế hiện nay còn quá phức tạp đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Trong khi đó, phần lớn hộ kinh doanh là những người không có nghiệp vụ, chuyên môn về kế toán. Để đáp ứng đúng yêu cầu về kê khai, nộp thuế, doanh nghiệp phải thuê kế toán bên ngoài, vừa tăng chi phí, vừa không kiểm soát được rủi ro nếu kế toán kê khai sai.
Các chuyên gia đề xuất, cần có cơ chế về sổ sách, kế toán đơn giản hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh mới chuyển đổi lên doanh nghiệp để đảm bảo cơ quan thuế thu đúng, thu đủ nhưng không gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới.
Bên cạnh đó, cần sớm ban hành chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp và hộ kinh doanh lên doanh nghiệp. Vì trên thực tế Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có hiệu lực từ đầu năm 2018 nhưng đến nay, một số nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể nên cơ quan thuế và các đơn vị liên quan khó khăn trong việc giới thiệu các lợi ích cụ thể để vận động các hộ kinh doanh khi chuyển đổi./.
Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh tặng Giấy khen cho các đại lý thuế có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Sau 1 năm triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ngành thuế thành phố đã hỗ trợ cho hơn 21.000 lượt doanh nghiệp khởi nghiệp và hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp. Cục Thuế cũng phối hợp với các hiệp hội ngành nghề tổ chức tập huấn chính sách thuế theo các chuyên ngành nhằm nắm bắt và tháo gỡ những vướng mắc mang tính đặc thù.
Tuy nhiên, công tác vận động chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Tỷ lệ hộ kinh doanh chuyển đổi thấp so với chỉ tiêu được giao và so với tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố.
Nguyên nhân là do phần lớn hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, đơn giản, mang tính chất gia đình và kinh doanh không ổn định. Thêm vào đó, các hộ kinh doanh cũng không quen với hệ thống sổ sách, kế toán và báo cáo thuế khi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Nam Bình, phải nhìn nhận thực tế là các hộ kinh doanh còn ngại chuyển đổi mô hình quản lý, chưa quen với khái niệm quản trị doanh nghiệp, hạn chế về nhận thức đối với Luật doanh nghiệp, kiến thức, kỹ năng điều hành doanh nghiệp.
Thói quen kinh doanh dựa trên mối quan hệ của các tiểu thương, chợ đầu mối thường không có hóa đơn chứng từ, trong khi đầu ra xuất hóa đơn đủ dẫn đến khi chuyển đổi lên doanh nghiệp phải đóng thuế nhiều hơn thuế khoán. Hơn nữa, việc chuyển đổi lên doanh nghiệp khiến các hộ kinh doanh phải chịu thêm chi phí thuê kế toán, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội…
Thêm vào đó, công tác phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp giữa các ban ngành còn hạn chế, trong khi cơ quan thuế chỉ có thể vận động, giải thích về chính sách, thủ tục thuế, còn các lĩnh vực khác được đa số hộ kinh doanh quan tâm như: bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, điều kiện kinh doanh lại chưa có cán bộ chuyên trách để hỗ trợ.
Năm 2018, Quận 1 được thành phố giao vận động chuyển đổi 2.124 hộ kinh doanh lên doanh nghiệp. Nhưng, đến hết quý I, quận mới vận động được 26 hộ chuyển đổi, chỉ đạt 1,22% so với chỉ tiêu cả năm.
Đại diện Chi cục thuế Quận 1 cho biết, qua rà soát, Quận 1 có hơn 3.200 hộ kinh doanh có doanh thu cao, có sử dụng hóa đơn, có khả năng chuyển đổi mô hình kinh doanh lên doanh nghiệp. Cục thuế Quận 1 cũng đã tổ chức các điểm hỗ trợ thông tin về thuế cho doanh nghiệp, phân công công chức có chuyên môn, nghiệp vụ tốt trực hướng dẫn doanh nghiệp.
Song trên thực tế số hộ kinh doanh chuyển đổi còn rất thấp do tâm lý e ngại các thủ tục hành chính, các yêu cầu về điều kiện kinh doanh khi chuyển đổi. Mặt khác, đa số các hộ kinh doanh đều cho rằng, đóng thuế khoán thuận tiện và an toàn hơn vì việc kê khai và đóng thuế theo doanh thu quá phức tạp và khiến doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí vận hành.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Đức Nghĩa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đại lý thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các quy định về sổ sách kế toán và kê khai thuế hiện nay còn quá phức tạp đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Trong khi đó, phần lớn hộ kinh doanh là những người không có nghiệp vụ, chuyên môn về kế toán. Để đáp ứng đúng yêu cầu về kê khai, nộp thuế, doanh nghiệp phải thuê kế toán bên ngoài, vừa tăng chi phí, vừa không kiểm soát được rủi ro nếu kế toán kê khai sai.
Các chuyên gia đề xuất, cần có cơ chế về sổ sách, kế toán đơn giản hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh mới chuyển đổi lên doanh nghiệp để đảm bảo cơ quan thuế thu đúng, thu đủ nhưng không gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới.
Bên cạnh đó, cần sớm ban hành chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp và hộ kinh doanh lên doanh nghiệp. Vì trên thực tế Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có hiệu lực từ đầu năm 2018 nhưng đến nay, một số nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể nên cơ quan thuế và các đơn vị liên quan khó khăn trong việc giới thiệu các lợi ích cụ thể để vận động các hộ kinh doanh khi chuyển đổi./.
Xuân Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN