Việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong quản lý và vận hành trang trại đã trở thành yếu tố then chốt giúp nâng cao năng suất, tối ưu chi phí và đảm bảo an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm rủi ro dịch bệnh và tiết kiệm chi phí.
Là một trong những hộ dân tiên phong chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng thay cho cây nông nghiệp ngắn ngày, ông K’Sèn, người K’ho ở xã Tân Thượng, huyện Di Linh (Lâm Đồng) được nhiều người ví von là tỷ phú sầu riêng trên Cao nguyên Di Linh.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
Năm nay, tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi hơn 10 nghìn ha đất trồng lúa sang cây trồng khác; trong đó, diện tích chuyển đổi sang cây hàng năm 6.998 ha, cây lâu năm 1.500 ha và chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản 13 ha.
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành văn bản triển khai chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện Kon Rẫy, Kon Plông, Tu Mơ Rông; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp hai huyện Kon Plông và Kon Rẫy; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh, yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm minh, đúng quy định đối với 73,45 ha đất rừng được chuyển đổi mục đích.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, ước tính trong năm 2023 tỉnh sẽ có gần 8.300 ha chuyển đổi cây trồng từ đất trồng lúa sang cây trồng hàng năm và cây ăn quả; trong đó, chuyển đổi sang cây hàng năm là gần 7.600 ha và chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là 656 ha.
Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, tỉnh Trà Vinh đã chuyển đổi gần 5.600 ha đất trồng lúa sang các cây trồng khác và con nuôi thủy sản. Qua khảo sát, hầu hết diện tích đất chuyển đổi đem lại cho nông dân nguồn thu nhập từ 100 – 150 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 – 10 lần trồng lúa.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang”, trong giai đoạn 2020 – 2022, toàn vùng đã chuyển đổi gần 3.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản…vượt trên 19% so kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2023 – 2025, địa phương tiếp tục chuyển đổi trên 4.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng hoặc chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 01/2023/TT-BTTTT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông tại chính quyền địa phương.
Theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, năm 2022, tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hơn 9 nghìn ha; trong đó, nhiều nhất là trồng ngô, dưa hấu, khoai lang, ớt và sen, mỗi loại cây trồng dự tính từ 100-300 ha; đối với cây trồng lâu năm chuyển đổi từ lúa sang trồng nhiều nhất lá mít và xoài với diện tích hơn 2.000 ha.
Hợp tác xã sản xuất rau, củ, quả nông sản an toàn Liên Ấp, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đã trở thành "điểm sáng" trong sản xuất, tiêu thụ nông sản của tỉnh Bắc Ninh. Thành công của Hợp tác xã có sự đóng góp không nhỏ của Giám đốc Nguyễn Văn Hiệp - một trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022.
Năm 2022, thành phố Cần Thơ có hai nông dân lọt vào danh sách 100 nông dân xuất sắc Việt Nam là ông Nguyễn Văn Bi (khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn) và anh Nguyễn Văn Bé Ba (xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai). Điểm chung ở hai nông dân này là những người thành công trong việc đi đầu chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa qua đã chuyển đổi được trên 1.719 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Qua đó đã hình thành các vùng chuyên canh hoa cây cảnh, vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng chuyên canh rau phù hợp với từng địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế ổn định từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/năm.
Ngày 20/6, tại thành phố Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hội thảo Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm miền núi phía Bắc gắn với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Kết thúc vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn tỉnh Gia Lai đã gieo trồng hơn 77.000 ha, tăng 2,1% so với kế hoạch. Do nắng hạn, tỉnh Gia Lai đã chuyển đổi gần 600 ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường.
Hơn 10 năm gần đây diện tích trồng dừa uống nước ở tỉnh Đồng Tháp ngày càng tăng, từ hơn 600 ha năm 2015 tăng lên hơn 1.000 ha năm 2021. Đa số bà con chuyển đổi diện tích vườn tạp, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dừa. Trồng nhiều nhất là huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Châu Thành, Cao Lãnh, bình quân mỗi năm cho sản lượng hơn 5.000 tấn.
Nông dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực chuyển đổi, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, chăn nuôi, qua đó góp phần gia tăng giá trị canh tác. Nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả, đời sống ngày càng nâng cao. Một trong số đó là ông Bạc Cầm Nói, ở bản Khiêng, xã Mường Khiêng,
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, trong 6 tháng đầu năm, nông dân trong tỉnh tiếp tục chuyển đổi gần 350 ha đất trồng lúa, mía, vườn tạp sang trồng các loại cây màu, nuôi thủy sản... cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần; nâng tổng diện tích đất sản xuất kém hiệu quả của tỉnh được chuyển đổi đến nay hơn 18.235 ha.
Nhờ triển khai mô hình trồng ổi trên diện tích đất lúa kém hiệu quả, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang đã dần ổn định kinh tế gia đình với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình này nằm trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ngành nông nghiệp địa phương từ nhiều năm qua.
Trong vụ Hè Thu 2020, tỉnh Quảng Trị có khoảng trên 1.500 ha đất lúa bị thiếu nước phải chuyển đổi; trong đó, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ chuyển đổi trên 668 ha sang các hình thức sản xuất và cây trồng khác.
Trước diễn biến bất thường và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhiều hộ diêm dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sản xuất muối sang nuôi tôm biển bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 4-5 lần so với làm muối.
Huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng có tất cả các đơn vị hành chính cấp xã được công nhận xã đảo. Toàn huyện có 15.700 ha đất nông nghiệp, trước đây diện tích chủ yếu là trồng mía và cây tạp có thu nhập không ổn định. Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, ảnh hưởng nặng đến cây trồng của địa phương, cùng với việc giá mía nguyên liệu ngày càng giảm mạnh, huyện đã triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập cho nhà nông.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, một số nông dân đã chuyển đổi từ vườn cây tạp, vườn cây kém hiệu quả sang trồng cây roi (mận), nhờ đó, họ đã có thu nhập cao, ổn định kinh tế gia đình.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là tình hình khô hạn, xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh vận động, hỗ trợ nông dân ở các vùng khó khăn nguồn nước tưới giảm diện tích lúa Đông Xuân chuyển sang trồng các loại cây màu phù hợp, tăng thu nhập.
Giá hồ tiêu xuống thấp trong vài năm qua khiến cho không ít nông hộ rơi vào cảnh khó khăn trăm bề. Nhiều hộ dân tại huyện vùng biên Bù Đốp (Bình Phước) đã chủ động chuyển sang các mô hình mới thay thế đang mang lại thu nhập ổn định hơn, vực dậy kinh tế gia đình.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo nông dân trong tỉnh có diện tích trồng lúa vụ Đông Xuân không thuận lợi về nguồn nước tưới, chuyển sang các loại cây trồng khác để tránh thiệt hại do khô hạn và nước mặn, đảm bảo thu nhập cho nông dân.
Hiện nay, thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện cù lao Tân Phú Đông nhiễm mặn nằm hạ lưu sông Tiền đã chuyển đổi gần 500 ha đất trồng lúa một vụ sang trồng rau màu và cây ăn trái đặc sản; trong đó, riêng cây sả đạt gần 360 ha, còn lại là mãng cầu xiêm. Đây vốn là những cây trồng chịu hạn mặn, cho năng suất, sản lượng cao và được thị trường tiêu thụ rất ưa chuộng.
Qua hơn 6 năm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đến nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phát huy hiệu quả. Đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với những vùng khô hạn, từ đó mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Sáng 25/6, tại tỉnh Quảng Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình đã phối hợp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông@Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng gò đồi các tỉnh miền Trung”.