Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nơi vùng cao Lai Châu

Cây sơn tra giúp người dân có thêm nguồn thu nhập từ rừng. Ảnh: Quý Trung - TTXVN
Cây sơn tra giúp người dân có thêm nguồn thu nhập từ rừng. Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Sau gần 9 năm triển khai, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lai Châu đã giúp người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Mặt khác, chính sách đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển rừng, nhất là phòng cháy, chữa cháy rừng vào mùa khô.

Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nơi vùng cao Lai Châu ảnh 1Người dân phát quang thực bì phòng chống cháy rừng tại bản Phìn Ngan Xin Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường. Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Cải thiện sinh kế cho người dân

Hiện nay, tỉnh Lai Châu có hơn 470.000 ha tổng diện tích rừng, với 13 chủ rừng là tổ chức, 106 đơn vị cấp xã được Nhà nước giao quản lý rừng, còn lại là các cá nhân, hộ gia đình. Từ năm 2012 đến hết năm 2019, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Lai Châu đã chi trả 2.193 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng; trong đó, năm 2019 chi trả 542 tỷ đồng, cho 78.754 hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng; thu nhập bình quân của các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng tăng từ 2 triệu đồng năm 2012 lên 6,5 triệu đồng năm 2019.

Huyện Tam Đường hiện có hơn 68.400 ha diện tích tự nhiên; trong đó, diện tích đất có rừng 33.067 ha (rừng tự nhiên có gần 31.800 ha, còn lại là rừng trồng). Năm 2019, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường đã chi trả hơn 52,5 tỷ đồng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng, với diện tích gần 40.000 ha.

Ông Phạm Danh Tuyên, Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường cho hay, những năm qua, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tác động nhiều mặt đối với cuộc sống của người dân, cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Một mặt giúp người dân cải thiện cuộc sống, mặt khác giúp họ có ý thức bảo vệ rừng và có trách nhiệm để giữ màu xanh cho những cánh rừng.

Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nơi vùng cao Lai Châu ảnh 2Cán bộ Quỹ bảo vệ rừng phối hợp với kiểm lâm địa phương tuyên truyền về phòng chống cháy rừng cho người dân khu vực xã Tả Lèng, huyện Tam Đường. Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Những ngày đầu tháng 10, chúng tôi có dịp về xã Tả Lèng - một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tam Đường. Xã có 3 dân tộc anh em cùng chung sống; trong đó, đồng bào dân tộc Mông chiếm đa số. Người Mông nơi đây thường sống quần tụ thành từng bản, mỗi bản có khoảng vài chục nóc nhà trên các triền núi cao. Đời sống của người dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn do chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Dẫn chúng tôi đi tham quan các cánh rừng, anh Sùng A Của, cán bộ kiểm lâm huyện Tam Đường phụ trách xã Tả Lèng cho biết, từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai đã thu hút lực lượng lao động lớn trong dân trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Với vai trò là cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, anh Của thường xuyên xuống cơ sở tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng chống cháy rừng và cùng nhân dân phát quang thực bì.

Đồng thời, anh Của hướng dẫn nhân dân đăng ký, trồng rừng để phát triển kinh tế gia đình; được hưởng phí bảo vệ rừng nên người dân trong xã Tả Lèng đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật liên quan đến rừng. Trước đây, việc bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn do ý thức của người dân còn hạn chế, nên trên địa bàn xã vẫn xảy ra tình trạng phá rừng để làm nương rẫy, hoặc lấy gỗ lớn đem đi bán.

Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nơi vùng cao Lai Châu ảnh 3Người dân phát quang thực bì để phòng chống cháy rừng tại bản Phìn Ngan Xin Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường. Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Hiện xã Tả Lèng có hơn 3.300 ha diện tích đất có rừng; trong đó rừng phòng hộ chiếm hơn 2.900 ha, còn lại là rừng sản xuất. Toàn xã có 852 hộ gia đình, 100% các hộ gia đình đều được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Năm 2019, xã Tả Lèng đã chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích hơn 3.200 ha, với số tiền trên 3,7 tỷ đồng.

Đây là động lực để người dân các thôn, bản của xã Tả Lèng tích cực chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhờ làm tốt việc bảo vệ nên những cánh rừng của xã ngày càng phát triển xanh tốt, tình trạng cháy rừng hay chặt phá rừng làm nương rẫy giảm rõ rệt. Ba năm trở lại đây, xã Tả Lèng không xảy ra vụ cháy rừng và khai thác lâm sản trái phép, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 66,09%.

Ngoài việc giúp người dân thay đổi nhận thức về bảo vệ rừng, chính sách chi trả môi trường rừng còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với rừng. Gia đình ông Giàng A Tùng, người dân tộc Mông ở bản Phìn Ngan Xin Chải, xã Tả Lèng là một trong những hộ điển hình của bản về trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Gia đình ông Tùng hiện có 1,4 ha đất rừng sản xuất, năm 2015, ông được nhà nước hỗ trợ 1.600 cây giống sơn tra và công làm đất. Sau 5 năm trồng cây sơn tra đã cho thu hoạch, dự kiến sản lượng khoảng 300 kg quả, bán với giá từ 6.000 - 10.000 đồng/kg.

Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nơi vùng cao Lai Châu ảnh 4Cây sơn tra giúp người dân có thêm nguồn thu nhập từ rừng. Ảnh: Quý Trung - TTXVN

Ông Tùng tâm sự, trước đây, toàn bộ diện tích đất rừng ông chủ yếu trồng ngô nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế; nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay sơn tra bước đầu đem lại thu thập cho gia đình. Ngoài ra, khi sơn tra phát tán rộng, ông còn được hưởng thêm tiền dịch vụ môi trường rừng, mỗi năm gia đình ông được nhận hơn 3 triệu đồng. Số tiền này không nhiều so với ở miền xuôi, nhưng đối với gia đình ông đã góp phần san sẻ gánh nặng về kinh tế.

Tăng hiệu quả bảo vệ rừng


Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2012 đã tăng diện tích rừng được chi trả, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép.

Đến nay, số vụ phá rừng, cháy rừng, vi phạm luật bảo vệ rừng đã giảm cả 3 tiêu chí (số vụ vi phạm, diện tích và số lâm sản bị thiệt hại); trên địa bàn tỉnh không còn tụ điểm lớn về phá rừng, kinh doanh lâm sản trái phép. Năm 2011, số vụ vi phạm bảo vệ và phát triển rừng là 257 vụ, đến năm 2019 giảm xuống còn 172 vụ (giảm 85 vụ so với năm 2011). Điều này, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh từ 41,6% năm 2011 lên 50,16% năm 2019, chất lượng rừng, môi trường sinh thái từng bước được cải thiện.

Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nơi vùng cao Lai Châu ảnh 5Cây sơn tra giúp người dân có thêm nguồn thu nhập từ rừng. Ảnh: Quý Trung – TTXVN

Xác định việc bảo vệ và phát triển rừng là một trong những giải pháp giúp người dân giảm nghèo bền vững, thời gian qua, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Lai Châu đã hướng dẫn, đôn đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ các địa phương xây dựng bản đồ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Quỹ cũng bố trí tối đa cán bộ xuống cơ sở để đôn đốc, hướng dẫn xây dựng bản đồ, xác định số tiền chi trả và kiểm tra, giám sát việc thanh toán tại 83/106 xã, phường, thị trấn, đảm bảo công tác chi trả theo đúng, đủ, kịp thời theo quy định.

Ông Nguyễn Bá Việt, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu cho biết, từ chính sách môi trường rừng, các cấp, ngành và nhân dân đã nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo vệ, phát triển rừng. Các bản tham gia nhận khoán đã thành lập tổ chuyên trách thường xuyên tuần tra, xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ rừng tại địa phương. Công tác quản lý chi tiêu tiền dịch vụ môi trường rừng được cộng đồng thực hiện nghiêm túc, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

Cùng đó, Quỹ còn chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với quản lý bảo vệ rừng đến với người dân; triển khai phương án giao rừng, hỗ trợ người dân vùng cao trồng rừng thay thế; đôn đốc các thủy điện nộp tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo đúng thời gian quy định.

Thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Lai Châu tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị được chi trả dịch vụ môi trường rừng; tập trung tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến người dân, đặc biệt là các hộ dân nhận giao khoán bảo vệ rừng để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Việt Hoàng - Đinh Thùy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Những ngày này, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Nghệ An bắt đầu sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đây cũng là thời điểm để thực phẩm kém chất lượng dễ dàng xâm nhập vào thị trường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm an toàn.

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo và trẻ em vùng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, Hội Bảo trợ người khuyết tật, người nghèo và Bảo vệ Quyền Trẻ em tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Chương trình trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025, với phương châm không để ai thiếu Tết.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.

Điện về thắp sáng Vàng On

Điện về thắp sáng Vàng On

Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Băng giá xuất hiện ở xã vùng cao Bát Mọt (Thanh Hóa)

Ngày 13/1, ông Vi Thành Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Mọt, huyện biên giới Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trong đêm 12/1 và rạng sáng 13/1 trên địa bàn các thôn Vịn, Đục có nền nhiệt độ xuống khoảng 2 độ C, làm xuất hiện băng trên thảm thực vật.

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Xuất hiện băng giá ở miền núi phía Tây Nghệ An

Trong đêm 12, rạng sáng 13/1, nền nhiệt ở nhiều khu vực miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An xuống thấp dưới 10 độ C, cá biệt có nơi chạm ngưỡng -2 độ C khiến nhiều bản làng xuất hiện băng giá bao phủ.

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 13/1/2025: Thủ đô Hà Nội rét đậm, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, một số vùng biển đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9. Cụ thể, tại trạm Phú Quý đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 9; trạm Trường Sa có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8-9; trạm Huyền Trân có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9; trạm Song Tử Tây có gió giật mạnh cấp 8.

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Ngày hội Tết ấm ở Trà Cú - huyện vùng sâu đông đồng bào Khmer

Đây là hoạt động thiết thực, nhân văn thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền với người dân, qua đó lan tỏa tinh thần sẻ chia, tinh thần "lá lành đùm lá rách"; kêu gọi toàn xã hội tích cực hỗ trợ người yếu thế, giúp họ có thêm niềm vui bước vào năm mới.

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Mang Tết trọn vẹn đến với người dân Huế

Sáng 12/1, không khí Tết đến sớm với bà con khó khăn huyện thấp trũng Quảng Điền trong chương trình Tết nhân ái Xuân Ất Tỵ năm 2025 do Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức.

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Hàng trăm người xuyên đêm dập tắt vụ cháy trên đồi tại Lạng Sơn

Ngày 12/1, lãnh đạo UBND huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn thông tin, lực lượng chức năng địa phương cùng nhân dân đã triển khai đồng bộ các biện pháp chữa cháy và dập tắt hoàn toàn vụ cháy xảy ra trên diện tích được quy hoạch để trồng rừng sản xuất, thuộc địa bàn xã Tân Thanh và xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng.

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Khánh thành điểm trường ở xã vùng cao biên giới Hà Giang

Ngày 12/1, tại xã biên giới Lao Chải, UBND huyện Vị Xuyên và Quỹ Next-G Vì tương lai, Công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú phối hợp khánh thành điểm trường biên giới xã Lao Chải (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) và trao trên 300 suất quà Tết cho học sinh biên giới. Không khí nhộn nhịp và ấm áp bao phủ khắp điểm trường Bản Phố, bất chấp cái lạnh buốt giá ở xã biên giới Lao Chải. Các giáo viên, học sinh cùng người dân nơi đây rất phấn khởi khi công trình điểm trường được đưa vào sử dụng.

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Thời tiết ngày 12/1/2025: Bắc Bộ khả năng tiếp tục có băng giá

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong ngày 12/1, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An tiếp tục rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa-Nghệ An phổ biến từ 9-12 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; khu vực Hà Tĩnh-Quảng Bình phổ biến 13-16 độ C; khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 15-18 độ C.

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Tối 10/1, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan triển khai giải pháp khắc phục hậu quả vụ tai nạn trên Quốc lộ 15D lên Cửa khẩu quốc tế La Lay nhằm giải phóng hàng trăm phương tiện đang bị mắc kẹt tại đây.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Ngày 10/1, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình "Tết ấm tình thân - Xuân thêm hạnh phúc và Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên, tín đồ tôn giáo năm 2025" tại xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai).

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2024 quy định Quy chế tuyển sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, áp dụng từ năm 2025 để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều phụ huynh, nhà trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ băn khoăn, lo lắng về quy định tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển.