Gieo cấy lúa bằng máy giúp nông dân Đồng Tháp giảm lượng giống, tăng thu nhập

Hiện nay tỉnh Đồng Tháp ứng dụng mô hình máy cấy lúa và gieo sạ bằng máy tăng lợi nhuận từ 1-3 triệu đồng/ha. Toàn tỉnh hiện có hơn 74 ngàn máy sạ lúa, hơn 70 máy cấy lúa, được đưa vào áp dụng sản xuất lúa giải quyết từ từ 70-100% cơ giới hóa trong khâu gieo cấy lúa.

Gieo cay lua bang may giup nong dan Dong Thap giam luong giong, tang thu nhap hinh anh 1Đồng Tháp đưa máy cày vào làm đất sản xuất lúa. Ảnh: Nguyễn Văn Trí- TTXVN

Hiệu quả ứng dụng máy cấy lúa giảm giá thành sản xuất, lợi nhuận cao hơn so với sạ lúa bằng tay từ 2-3 triệu đồng/ha và giảm lượng giống gieo sạ từ 100-150 kg giống/ha.

Đối với máy sạ lúa được áp dụng vào sản xuất tại tỉnh Đồng Tháp giải quyết từ 70-100% trong khâu sản xuất lúa, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất hơn 1 triệu đồng/ha. Việc đưa cơ giới bằng máy vào sạ lúa giúp rút ngắn thời gian xuống giống lúa từ 4-6 giờ/ha so với sạ bằng tay, tiết kiệm được công lao động, máy có thể điều tiết lượng giống theo ý muốn.

Gieo cay lua bang may giup nong dan Dong Thap giam luong giong, tang thu nhap hinh anh 2 Đồng Tháp đưa cơ giới hóa vào làm đất sản xuất lúa. Ảnh: Nguyễn Văn Trí- TTXVN

Mỗi năm tỉnh Đồng Tháp có có gần 10 nghìn ha lúa cấy bằng máy, việc cấy lúa bằng máy đang là nhu cầu rất lớn ở Đồng Tháp, vì giảm được giá thành sản xuất như: giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công, góp phần tăng năng suất, chất lượng dẩn đến tăng hiệu quả kinh tế; đặc biệt việc ứng dụng máy cấy lúa giúp chống đổ ngã, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Gieo cay lua bang may giup nong dan Dong Thap giam luong giong, tang thu nhap hinh anh 3 Đưa máy sạ lúa, phun phân vào sản xuất lúa. Ảnh: Nguyễn Văn Trí- TTXVN

Qua thực hiện mô hình ứng dụng máy cấy lúa tại các huyện Tân Hồng, Tam Nông, Cao Lãnh, Thanh Bình, thị xã Hồng Ngự và Tháp Mười cho thêm lợi nhuận, tùy theo điều kiện mùa vụ và kỹ thuật chăm sóc trong quá trình sản xuất, máy đạt công suất cấy 4 ha/ngày/máy.

Anh Nguyễn Văn Hải ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười có 2 ha cấy lúa bằng máy cho biết, trước đây gia đình sạ bằng tay phải sử dụng lượng giống từ 180-200 kg/ha, nhưng nay gia đình anh gieo mạ đưa đi cấy bằng máy chỉ sử dụng 60 kg lúa giống. Với 2 ha cấy lúa gia đình anh tiết kiệm được hơn 280 kg lúa giống, sau khi thu hoạch cho năng suất cao hơn 1 tấn/ha so với phương pháp sạ thường.

Mỗi máy cấy lúa thay thế hơn 30 nhân công lao động giúp lúa cứng cây, ít sâu bệnh , không đổ ngã, chi phí giảm 50%, lúa bán được giá cao, giảm thiếu hụt nhân công lao động ở địa phương, tác dụng của máy cấy lúa giúp cho việc xuống giống đồng loạt, hướng phát triển nông nghiệp theo cơ giới hóa, hiện đại hóa.

Gieo cay lua bang may giup nong dan Dong Thap giam luong giong, tang thu nhap hinh anh 4 Đưa máy phun thuốc bảo vệ thực vật vào sản xuất lúa. Ảnh: Nguyễn Văn Trí- TTXVN

Đa số nông dân sử dụng máy phun hạt lúa trong gieo sạ cho biết, máy phun lúa gieo sạ mang lại hiệu quả rất cao. Tùy vào chất lượng đất ruộng của từng khu vực mà nông dân có thể điều tiết lượng giống, để phun theo ý muốn. Bên cạnh đó, thời gian phun giống của máy nhanh gấp đôi so với hình thức thủ công. Trung bình mỗi ngày một máy có thể phun sạ giống được 4 ha, do vậy đã rút ngắn được thời gian, tiết kiệm được ngày công lao động. Ngoài ra, lúa sạ bằng máy đều hơn sạ tay nên nông dân giảm được công dặm, đồng thời lúa lại dễ chăm sóc và phát triển tốt.

Gieo cay lua bang may giup nong dan Dong Thap giam luong giong, tang thu nhap hinh anh 5Đồng Tháp đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa. Ảnh: Nguyễn Văn Trí- TTXVN

Anh Nguyễn Thành Tám ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình cho biết, máy sạ lúa có cần chỉnh tốc độ phun mạnh yếu tùy ý, nếu sạ thưa đều tay giúp ích cho nông dân giảm được lượng giống từ 5-10 kg/ha. Bình quân mỗi người gieo sạ bằng thủ công từ 1- 2 ha/ngày, nhưng sử dụng bằng máy có thể mỗi người sạ lúa được từ 3-4 ha/ngày. Máy sạ lúa là một trong những giải pháp quan trọng để giúp người dân giảm nhẹ công sức, giảm độc hại, tránh thiếu nhân công, giảm được lượng phân thuốc, giống lúa và tăng thêm thu nhập cho người dân.

Đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng máy phun lúa giống gieo sạ trong sản xuất nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Tháp Mười cho biết, việc sử dụng máy sạ lúa hiệu quả tăng gấp 2 lần so với làm thủ công; gieo sạ lúa bằng máy sẽ đều hơn so với thủ công. Trong khi sản xuất mùa vụ hiện nay phải xuống giống tập trung theo lịch thời vụ nên việc sử dụng bằng máy sẽ rút ngắn được 50% thời gian, đảm bảo lịch xuống giống cũng như giải quyết tình trạng thiếu nhân công khi vào cao điểm mùa vụ.

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích đưa cơ giới hoá trong sản xuất, nhằm tiết kiệm chi phí và tăng năng suất lao động, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân công lao động trong thu hoạch, giảm nhẹ công sức lao động, tránh được độc hại, tăng lợi nhuận cho người nông dân.

Tỉnh cho nhân rông mô hình gieo cấy lúa bằng máy, việc sử dụng phương pháp cấy lúa bằng máy và gieo sạ bằng máy không chỉ giúp nông dân hạ giá thành trong sản xuất, mang lại lợi nhuận cao cho gia đình mà còn đưa ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào đồng ruộng từ khâu gieo sạ đến thu hoạch.


Nguyễn Văn Trí

Tin liên quan

Hiệu quả từ ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước ở Đồng Tháp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, các hộ nông dân áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn như: hệ thống tưới phun tự động, bán tự động và tưới nhỏ giọt năm 2020 được gần 25 nghìn ha; trong đó, tưới phun cục bộ nhiều nhất hơn 24 nghìn ha, còn lại là tưới nhỏ giọt và tưới tiết kiệm trong nhà lưới, nhà kính.


Vừng được mùa, được giá giúp nông dân Đồng Tháp tăng thu nhập

Trước thời tiết nắng nóng, có nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng, nhất là các khu vực gò cao, trong vụ Hè Thu, nông dân Đồng Tháp đã chủ động chuyển đổi sang trồng vừng thay vì trồng lúa như trước đây. Nông dân còn phấn khởi hơn khi vừng năm nay được mùa, được giá.


Đồng Tháp đưa ngành hàng chăn nuôi vịt vào chuỗi sản xuất khép kín

Vịt là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực để tỉnh Đồng Tháp trung thực hiện tái cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, trước những bấp bênh trong khâu tiêu thụ, nhất là mặt hàng trứng vịt trong thời gian qua, UBND tỉnh Đồng Tháp khuyến nghị người dân nên quan tâm hơn đến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, thay đổi tập quán chăn nuôi chạy đồng. Người chăn nuôi đưa trứng vịt tham gia vào chuỗi khép kín từ nơi sản xuất đến bàn ăn, góp phần thúc đẩy liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành hàng vịt.


Đồng Tháp công nhận 5 chợ đạt tiêu chuẩn “Chợ văn minh”

Tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định công nhận 5 chợ đạt tiêu chuẩn “Chợ văn minh” gồm: Chợ Cao Lãnh (thành phố Cao Lãnh), chợ Sa Đéc (thành phố Sa Đéc), chợ Hồng Ngự (thị xã Hồng Ngự), chợ Tháp Mười (huyện Tháp Mười) và chợ Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh). Đây là những chợ đạt 3 nhóm tiêu chí: cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý chợ, hộ kinh doanh có tổng số điểm từ 80 đến 100 điểm.



Đề xuất