Xung quanh vấn đề này, cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà ở nói chung tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mong muốn cũng được Chính phủ cho hưởng chính sách giãn thuế và tiền thuê đất do khó khăn chung từ dịch COVID-19.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, các doanh nghiệp bất động sản đang bị tác động nặng nề bởi dịch COVID-19. Các sự kiện đông người quảng bá tiếp thị, bán hàng bị hủy bỏ. Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị khách thuê trả lại… đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.
Đại diện HoREA cho rằng, dịch COVID-19 sẽ làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể khiến nhiều doanh nghiệp bị mất thanh khoản về dòng tiền khi tồn kho tăng cao và nợ đọng lớn dần. Dịch bệnh cũng làm tăng chi phí đầu tư, tăng chi phí vốn và lãi vay kéo theo nguy cơ các khoản nợ bị chuyển thành nợ xấu. Các doanh nghiệp bất động sản có quy mô càng lớn và càng nhiều lao động sẽ càng gặp khó khăn chồng chất.
Thực tế trong danh sách các doanh nghiệp nợ thuế của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, phần lớn vẫn là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Một số doanh nghiệp nợ thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng. Thị trường bất động sản vốn dĩ đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay thêm ảnh hưởng của dịch bệnh lại rơi vào tình thế khó chồng khó.
Theo bà Võ Thị Khánh Trang - Trưởng bộ phận Nghiên cứu Tư vấn, Công ty Savills Việt Nam, doanh thu một số nhà hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giảm đến 50% trong tháng 2/2020 so với các tháng trước đó. Nhiều khách thuê kinh doanh nhà hàng sau khi cân nhắc về doanh thu và chi phí vận hành đã phải quyết định dừng kinh doanh và trả mặt bằng khi hết hợp đồng. Một số khách tuy vẫn tiếp tục duy trì giữ chỗ nhưng phải tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê.
Khảo sát của Công ty Savills Việt Nam cho thấy, đối với các nhà phố rao thuê tại các khu phố nổi tiếng về ẩm thực như Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), Hồ Tùng Mậu và Ngô Đức Kế (Quận 1), để thu hút khách thuê, chủ nhà cung cấp giá thuê giảm giá từ 10-20% so với giá cuối năm 2019 hoặc linh hoạt cho thuê theo diện tích khách thuê mong muốn, thay vì bắt buộc thuê nguyên căn.
Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà cũng có những động thái thương lượng hỗ trợ khách thuê về giá thuê, chấp nhận miễn phí ít nhất một tháng thuê đến khách thuê kinh doanh nhà hàng hay giảm 30% đến 50% giá thuê trong ngắn hạn đối với khối kinh doanh cửa hàng tiện ích.
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản nhiều khả năng còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa trong tháng 3 khi một số thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh tạm dừng một số hoạt động, dịch vụ để phòng ngừa dịch lây lan rộng.
Chia sẻ khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, công ty đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại tại các dự án do công ty và các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư nhằm ổn định kinh doanh. Theo đó, mức giảm được áp dụng trong 3 tháng (tháng 2 – tháng 4/2020) cho tất cả đơn vị thuê mặt bằng là từ 20% - 80%. Đặc biệt, công ty còn miễn phí 100% tiền thuê đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Nói về hậu quả của dịch COVID-19 lên thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á - Thái Bình Dương (Công ty Savills) cho rằng, công suất phòng khách sạn tại Việt Nam đã giảm 26% trong tháng 2/2020 so với cùng kỳ năm trước. Các thành phố trung tâm như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội chứng kiến sự sụt giảm.
Riêng trong tháng 3/2020, khách sạn tại 2 thành phố lớn nói trên đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng. Trong số các điểm đến ven biển, Đà Nẵng - Hội An đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất do những nơi này có sự phụ thuộc lớn vào nguồn khách nước ngoài cùng với lượng lớn nguồn cung gia nhập thị trường, dẫn tới tình trạng hiện nay nhiều dự án chỉ đạt mức công suất dưới 10%. Thậm chí ở một số dự án chủ đầu tư còn đang xem xét việc tạm ngưng hoạt động trong thời gian tới.
“Ngành du lịch Việt Nam hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 và điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài tới hết năm 2020. Những khó khăn hay biến động thị trường trong ngắn hạn chính là những thử thách giúp sàng lọc, tìm kiếm nhà đầu tư thật sự có năng lực quản trị và tài chính cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, vốn là thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng và thu hút được sự quan tâm cả trong và ngoài nước”, ông Mauro Gasparotti nêu quan điểm.
Trước nguy cơ phá sản ngày càng lớn của nhiều doanh nghiệp trong ngành, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế đề xuất xin gia hạn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, VNREA đề xuất bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế, được giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất, đồng thời bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân vào các sắc thuế được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định.
VNREA cũng đề xuất xem xét kéo dài thời gian gia hạn nộp thuế của các sắc thuế nêu trên cho các doanh nghiệp là 1 năm, thay vì 5 tháng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ kéo dài.
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cũng có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế giá trị gia tăng của tháng 3-6/2020 vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
HoREA kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 3-6/2020 đối với các doanh nghiệp; trong đó có doanh nghiệp bất động sản; chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp; trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Với cộng đồng doanh nghiệp, HoREA khuyến nghị các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất kinh doanh, cho phép một bộ phận cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được làm việc từ xa, tại nhà, không phải đến cơ quan, như lĩnh vực môi giới, tiếp thị, pháp chế, công nghệ thông tin…; thực hiện các phương thức hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, sử dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, kinh doanh online vào lĩnh vực bất động sản…/.
Các quán Bar, vũ trường, nhà hàng, cà phê đã tạm dừng hoạt động, để tránh tập trung đông người, nhằm giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Ảnh: An Đăng -TTXVN |
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, các doanh nghiệp bất động sản đang bị tác động nặng nề bởi dịch COVID-19. Các sự kiện đông người quảng bá tiếp thị, bán hàng bị hủy bỏ. Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề. Đặc biệt, mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị khách thuê trả lại… đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành.
Đại diện HoREA cho rằng, dịch COVID-19 sẽ làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể khiến nhiều doanh nghiệp bị mất thanh khoản về dòng tiền khi tồn kho tăng cao và nợ đọng lớn dần. Dịch bệnh cũng làm tăng chi phí đầu tư, tăng chi phí vốn và lãi vay kéo theo nguy cơ các khoản nợ bị chuyển thành nợ xấu. Các doanh nghiệp bất động sản có quy mô càng lớn và càng nhiều lao động sẽ càng gặp khó khăn chồng chất.
Thực tế trong danh sách các doanh nghiệp nợ thuế của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, phần lớn vẫn là các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Một số doanh nghiệp nợ thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng. Thị trường bất động sản vốn dĩ đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay thêm ảnh hưởng của dịch bệnh lại rơi vào tình thế khó chồng khó.
Theo bà Võ Thị Khánh Trang - Trưởng bộ phận Nghiên cứu Tư vấn, Công ty Savills Việt Nam, doanh thu một số nhà hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giảm đến 50% trong tháng 2/2020 so với các tháng trước đó. Nhiều khách thuê kinh doanh nhà hàng sau khi cân nhắc về doanh thu và chi phí vận hành đã phải quyết định dừng kinh doanh và trả mặt bằng khi hết hợp đồng. Một số khách tuy vẫn tiếp tục duy trì giữ chỗ nhưng phải tạm dừng hoạt động hoặc thương thảo với chủ nhà để giảm giá thuê.
Các quán Bar, vũ trường, nhà hàng, cà phê đã tạm dừng hoạt động, để tránh tập trung đông người, nhằm giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Ảnh: An Đăng -TTXVN |
Khảo sát của Công ty Savills Việt Nam cho thấy, đối với các nhà phố rao thuê tại các khu phố nổi tiếng về ẩm thực như Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), Hồ Tùng Mậu và Ngô Đức Kế (Quận 1), để thu hút khách thuê, chủ nhà cung cấp giá thuê giảm giá từ 10-20% so với giá cuối năm 2019 hoặc linh hoạt cho thuê theo diện tích khách thuê mong muốn, thay vì bắt buộc thuê nguyên căn.
Đối với các nhà phố đang cho thuê, nhiều chủ nhà cũng có những động thái thương lượng hỗ trợ khách thuê về giá thuê, chấp nhận miễn phí ít nhất một tháng thuê đến khách thuê kinh doanh nhà hàng hay giảm 30% đến 50% giá thuê trong ngắn hạn đối với khối kinh doanh cửa hàng tiện ích.
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản nhiều khả năng còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa trong tháng 3 khi một số thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh tạm dừng một số hoạt động, dịch vụ để phòng ngừa dịch lây lan rộng.
Chia sẻ khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, công ty đã triển khai chương trình hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại tại các dự án do công ty và các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư nhằm ổn định kinh doanh. Theo đó, mức giảm được áp dụng trong 3 tháng (tháng 2 – tháng 4/2020) cho tất cả đơn vị thuê mặt bằng là từ 20% - 80%. Đặc biệt, công ty còn miễn phí 100% tiền thuê đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Các quán Bar, vũ trường, nhà hàng, cà phê đã tạm dừng hoạt động, để tránh tập trung đông người, nhằm giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Ảnh: An Đăng -TTXVN |
Nói về hậu quả của dịch COVID-19 lên thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á - Thái Bình Dương (Công ty Savills) cho rằng, công suất phòng khách sạn tại Việt Nam đã giảm 26% trong tháng 2/2020 so với cùng kỳ năm trước. Các thành phố trung tâm như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội chứng kiến sự sụt giảm.
Riêng trong tháng 3/2020, khách sạn tại 2 thành phố lớn nói trên đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng. Trong số các điểm đến ven biển, Đà Nẵng - Hội An đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất do những nơi này có sự phụ thuộc lớn vào nguồn khách nước ngoài cùng với lượng lớn nguồn cung gia nhập thị trường, dẫn tới tình trạng hiện nay nhiều dự án chỉ đạt mức công suất dưới 10%. Thậm chí ở một số dự án chủ đầu tư còn đang xem xét việc tạm ngưng hoạt động trong thời gian tới.
“Ngành du lịch Việt Nam hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 và điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài tới hết năm 2020. Những khó khăn hay biến động thị trường trong ngắn hạn chính là những thử thách giúp sàng lọc, tìm kiếm nhà đầu tư thật sự có năng lực quản trị và tài chính cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam, vốn là thị trường được đánh giá có nhiều tiềm năng và thu hút được sự quan tâm cả trong và ngoài nước”, ông Mauro Gasparotti nêu quan điểm.
Trước nguy cơ phá sản ngày càng lớn của nhiều doanh nghiệp trong ngành, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế đề xuất xin gia hạn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, VNREA đề xuất bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế, được giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất, đồng thời bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân vào các sắc thuế được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định.
VNREA cũng đề xuất xem xét kéo dài thời gian gia hạn nộp thuế của các sắc thuế nêu trên cho các doanh nghiệp là 1 năm, thay vì 5 tháng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ kéo dài.
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cũng có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng đối với tiền thuế giá trị gia tăng của tháng 3-6/2020 vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
HoREA kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép gia hạn 5 tháng đối với tiền nợ bảo hiểm xã hội của tháng 3-6/2020 đối với các doanh nghiệp; trong đó có doanh nghiệp bất động sản; chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay tín dụng và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp; trong đó có doanh nghiệp bất động sản.
Các quán ăn vặt thực hiện tốt ý thức kinh doanh để tránh tập trung đông người, nhằm giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Ảnh: An Đăng -TTXVN |
Với cộng đồng doanh nghiệp, HoREA khuyến nghị các tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất kinh doanh, cho phép một bộ phận cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được làm việc từ xa, tại nhà, không phải đến cơ quan, như lĩnh vực môi giới, tiếp thị, pháp chế, công nghệ thông tin…; thực hiện các phương thức hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, sử dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, kinh doanh online vào lĩnh vực bất động sản…/.
Xuân Tình - Hứa Chung
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN