Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, chú trọng đến chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, linh hoạt trong việc bố trí cơ cấu cây trồng.
Xác định phát triển cây dược liệu là một trong những hướng đi mới góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo cú hích trong phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã vận động người dân hình thành các vùng dược liệu tập trung, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2025, nâng giá trị sản xuất đất trồng trọt thêm 15 triệu đồng/ha.
Vụ Hè Thu 2024 từ tháng 6 - 8, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị dự báo tiếp tục xảy ra nắng nóng gay gắt kéo dài gây nguy cơ thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn trên diện rộng; do đó việc cấp nước sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Hồ tiêu được mệnh danh là cây “vàng đen”, từng mang đến cho huyện Chư Pưh (Gia Lai) nhiều nông dân tỷ phú. Tuy nhiên, loại cây này cũng khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh cơ hàn. Nhằm mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, thời gian qua, huyện Chư Pưh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh cây hồ tiêu…
Nhằm gia tăng giá trị canh tác, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản. Từ đó, nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp mới đã xuất hiện, tạo ra sản phẩm chất lượng để tiến tới xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã và đang tập trung phát triển các cây trồng chủ lực, góp phần từng bước nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc...
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả được tỉnh Kiên Giang quan tâm trong nhiều năm qua. Đây là một trong những giải pháp thích ứng với xu thế biến đổi khí hậu, sản xuất theo "thuận thiên" và nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân ở những khu vực chịu sự tác động của biến đổi khí hậu gây bất lợi đến sản xuất.
Thời gian tới đây, Hà Nội sẽ nghiên cứu chuyển đổi những diện tích đất canh tác tại những vùng khó khăn về tưới tiêu sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng tập trung phát triển sản xuất những giống lúa chất lượng cao…
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa hồng mang lại nguồn thu nhập cao, cải thiện cuộc sống. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, các hộ trồng hoa cũng đặc biệt coi trọng vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc cây hoa đúng cách để không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ đó, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn ít nhất 2 lần so với năm 2020.
Thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa từ năm 2021 đến nay hơn 10.000 ha; trong đó, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm là gần 5.000 ha.
Giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh An Giang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái nhằm mục tiêu, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân. Từ đó, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, nhiều nông hộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã và đang tích cực chuyển đổi diện tích cây trồng sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, cây rau màu có khả năng chịu được khí hậu khô hạn nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích, tăng hiệu quả kinh tế cho sản phẩm nông sản.
Khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhất là khu vực vùng trung du và miền núi của tỉnh trong những năm qua là một lựa chọn đúng đắn, phù hợp với tiềm năng của vùng. Nhiều địa phương trong tỉnh coi phát triển cây dược liệu là khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng gia tăng giá trị và bền vững.
Những năm trở lại đây, một số hộ nông dân trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ những vườn cây kém hiệu quả sang các cây trồng có kinh tế hơn. Cùng với đó, một số hộ sau khi chuyển qua cây trồng mới đã tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhờ vậy, các hộ nông dân đã ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm gần dây, người dân xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích trồng mía, lúa và một số cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế kém sang trồng giống ổi lê Đài Loan mang lại giá trị kinh tế cao. Từ mô hình này đã góp phần phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện cho các nông hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững trên đồng đất quê hương.
Năm 2020, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa góp phần nâng cao đời sống đồng bào, vừa làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi.
Tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích đất nông nghiệp gần 185.000 ha, chiếm 79% diện tích đất tự nhiên. Để phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu và tăng hiệu quả sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, những năm gần đây, tỉnh khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây ăn trái hoặc nuôi thủy sản.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, nhằm thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai, trong giai đoạn 2020 – 2025, địa phương có kế hoạch chuyển đổi khoảng 7.700 ha đất canh tác lúa sang trồng cây ăn quả hoặc nuôi thủy sản.
Phát huy ý chí, tinh thần, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cần cù trong lao động, cựu chiến binh Đinh Văn Chấn (bản Pe, xã Song Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình trong phong trào “Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi” tại địa phương.
Trải qua đợt hạn hán, xâm nhập mặn 2019-2020 được xem là gay gắt nhất từ trước đến nay, nông dân Sóc Trăng không tránh khỏi những thiệt hại trong sản xuất khi hơn 4 nghìn ha lúa bị mất trắng, hàng chục ha cây ăn trái, rau màu bị ảnh hưởng... Hạn hán, xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh, khiến hàng chục nghìn hộ tại các địa phương vùng ven biển của các huyện như Trần Đề, Long Phú, Vĩnh Châu… bị thiếu nước sinh hoạt.
Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng phức tạp, đe dọa sản xuất và đời sống, nông dân các huyện đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) là Cai Lậy, Cái Bè đang tích cực chuyển đổi cây trồng, thích ứng hạn, mặn và giảm nhẹ thiên tai, tập trung đưa cây màu xuống chân ruộng, trồng cây ăn quả đặc sản hoặc luân vụ lúa + màu nhằm phá thế độc canh cây lúa.
Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã hiện diện trên mọi mặt đời sống tại khu vực Tây Nguyên với sự xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như: hạn hán kéo dài và mưa lớn bất thường. Với chùm 5 bài về “Thích ứng với biến đổi khí hậu phát triển nông nghiệp bền vững vùng Tây Nguyên”, TTXVN đề cập đến các tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, đặc biệt ở lĩnh vực trồng trọt; đồng thời nêu lên những giải pháp có hiệu quả mà các địa phương trong vùng Tây Nguyên đã và đang thực hiện nhằm hạn chế những thiệt hại do thiên tai, duy trì sản xuất hiệu quả, bền vững.
Nông dân trồng dưa hấu nghịch mùa ở Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch, với năng suất bình quân 18 tấn/ha. Tuy năng suất thấp hơn mùa thuận từ 3-5 tấn/ha nhưng bù lại, giá bán từ cao hơn 1,5 lần, từ 5.000 - 6.000 đồng/kg nên nông dân vẫn đảm bảo đạt lợi nhuận 50 triệu/ha.
Qua hơn 6 năm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đến nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận phát huy hiệu quả. Đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với những vùng khô hạn, từ đó mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Năm 2019, tỉnh Trà Vinh có kế hoạch chuyển đổi khoảng 7.400 ha diện tích đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác, cây ăn trái và nuôi thủy sản; trong đó hơn 5.700 ha được ngành nông nghiệp khuyến khích nông dân chuyển đổi sang trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, khoai, màu thực phẩm, lạc…; gần 550 ha chuyển sang trồng cây ăn trái và 240 ha trồng dừa; diện tích còn lại được khuyến khích trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng cây con khác nhằm tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phối hợp với các địa phương tích cực vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều diện tích chuyển đổi cho thu nhập tăng nhiều lần so với trồng lúa trước đây.
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã chú trọng phát triển cây chuối tây, giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.