Ea Kar phát triển cây trồng chủ lực

Gia đình chị La Thị Thùy Linh ở thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar chuyển đổi sang trồng cây ca cao, được các hợp tác xã bao tiêu thu mua sản phẩm. Ảnh: Ngọc Đức
Gia đình chị La Thị Thùy Linh ở thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar chuyển đổi sang trồng cây ca cao, được các hợp tác xã bao tiêu thu mua sản phẩm. Ảnh: Ngọc Đức

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã và đang tập trung phát triển các cây trồng chủ lực, góp phần từng bước nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc...

Ea Kar phát triển cây trồng chủ lực ảnh 1Gia đình chị La Thị Thùy Linh ở thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar chuyển đổi sang trồng cây ca cao, được các hợp tác xã bao tiêu thu mua sản phẩm. Ảnh: Ngọc Đức

Thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy Đắk Lắk và Chương trình số 14 của Huyện ủy Ea Kar về nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững, Ea Kar có điều kiện thuận lợi để triển khai, xây dựng kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Ea Kar phát triển cây trồng chủ lực ảnh 2Huyện Ea Kar định hướng vải chín sớm là cây trồng chủ lực, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Ea Kar. Ảnh: Hoài Thu

Một trong những cây trồng chủ lực, tạo ra nguồn thu nhập hấp dẫn cho đồng bào trong huyện là cây lúa. Hiện tại, Ea Kar là địa phương có diện tích sản xuất lúa nhiều nhất tỉnh Đắk Lắk. Ea Kar đã liên kết với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) hình thành những vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh việc đẩy mạnh gieo trồng lúa ST24, ST25, Ea Kar còn được biết đến với thương hiệu “Gạo 721”. Việc hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao đã giúp nâng cao thu nhập cho đồng bào.

Ea Kar phát triển cây trồng chủ lực ảnh 3Các hợp tác xã trên địa bàn huyện Ea Kar thu mua ca cao tận vườn, đầu tư máy móc để chế biến thành sản phẩm có giá trị như: bột ca cao, rượu vang ca cao…. Ảnh: Ngọc Đức

Để phát triển các loại cây chủ lực như ca cao, vải, nhãn, dược liệu…, Ea Kar thành lập nhiều HTX để liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho đồng bào. Chị La Thị Thùy Linh ở thị trấn Ea Knốp cho biết: “Từ khi chuyển sang trồng ca cao, sản phẩm thu hoạch được HTX đến tận nơi thu mua. Nhờ đó, thu nhập của gia đình tăng hơn trước và cuộc sống hiện ổn định”. Từ chỗ sản xuất nhỏ lẻ, độc canh cây, đến nay sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng đa dạng, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung như: vùng sản xuất lúa công nghệ cao tại các xã Ea Ô, Ea Păl, Cư Ni, Cư Elang, Ea Kmút; vùng trồng bưởi, cam, quýt, vải, nhãn… công nghệ cao tại các xã Ea Tíh, Ea Sar, Ea Sô; vùng chăn nuôi lợn (heo) tại các xã Ea Tíh, Ea Kmút, Ea Sar, Ea Sô…

Ea Kar phát triển cây trồng chủ lực ảnh 4Ea Kar đã liên kết với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Ngọc Đức

Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng bào đã mạnh dạn đầu tư máy móc phục vụ sản xuất như: máy gặt đập liên hợp, máy sấy, máy phun thuốc… Đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện Ea Kar đạt trên 80%. Ông Nguyễn Minh Chuyền, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ea Kar cho biết: “Thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, chú trọng hỗ trợ các HTX đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị nông sản chủ lực”.

Ea Kar phát triển cây trồng chủ lực ảnh 5Ea Kar đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc. Ảnh: Ngọc Đức
Ea Kar phát triển cây trồng chủ lực ảnh 6Sau khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng bào trồng xen canh các loại cây trồng như tiêu, điều… giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng mùa vụ canh tác. Ảnh: Ngọc Đức

Chủ trương phát triển cây trồng chủ lực giúp Ea Kar gặt hái được không ít thành công trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2022, nông nghiệp Ea Kar tăng trưởng 5,9%, tổng giá trị sản xuất đạt 8.904,5 tỷ đồng. Ea Kar hiện có 3 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) 3 sao cấp tỉnh, 2 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh; 5 sản phẩm OCOP 5 sao cấp huyện, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện theo chuẩn mới còn 10,2%.

Nguyễn Xuân Trường

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm