Diện tích trồng chuối hàng hóa của Lào Cai hiện đã giảm tới gần 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ chuối, các cây trồng chủ lực khác của tỉnh Lào Cai như cây dứa, cây ăn quả ôn đới cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong liên kết, tiêu thụ sản phẩm.
Những ngày này, tại tỉnh Sơn La, thị trường đào Tết đang rất nhộn nhịp. Nhiều thương lái đến thu mua cành, cây đào đưa về miền xuôi tiêu thụ. Nhờ đó, người trồng đào có thu nhập cao, cuộc sống ngày càng nâng lên.
Với hương vị thơm ngon đặc trưng và chất lượng vượt trội, cam giòn Thượng Lộc - đặc sản của vùng trà sơn huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Dù giá thành cao, nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu loại quả đặc sản này. Thời điểm Tết Nguyên Đán 2025 cũng là lúc cam Thượng Lộc vào độ ngọt đậm, các nhà vườn tất bật thu hoạch cam phục vụ thị trường Tết.
Cây mắc ca bắt đầu bén rễ tại Điện Biên từ năm 2013. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai và khí hậu, Điện Biên là một trong những tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030. Đến nay, Điện Biên đã trở thành vùng trọng điểm trồng mắc ca lớn nhất nhì khu vực Tây Bắc với gần 7.200 ha. Cây mắc ca giờ đây không chỉ giúp người dân ổn định sinh kế mà còn mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương.
Tỉnh Quảng Trị đang tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) có nguồn gốc từ dược liệu, để tăng giá trị cho cây trồng chủ lực này.
Chính sách cải tạo vùng Đồng Tháp Mười được Trung ương khởi xướng. Đảng bộ tỉnh Long An nhận định, Đồng Tháp Mười là vùng đất có nhiều tiềm năng và đề ra quyết tâm khai thác, đưa cây lúa, cây tràm trở thành cây trồng chủ lực.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã và đang tập trung phát triển các cây trồng chủ lực, góp phần từng bước nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc...
Cây cà phê được trồng tại tỉnh miền núi Sơn La từ những năm 1990. Trải qua trên 30 năm phát triển, cà phê Sơn La đã khẳng định được vị thế là cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho người dân và từng bước hình thành chuỗi giá trị sản xuất cà phê bền vững.
Liên tiếp nhiều năm gần đây, giá các loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu như: tiêu, điều, cà phê liên tục rớt giá. Chính vì vậy, diện tích của loại cây trồng này cũng đã bị nhiều nông dân phá bỏ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác hoặc bị bỏ bê không chăm sóc, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình từ lâu đã nổi tiếng với đặc sản chè xanh Ba Trại. Cây chè đã và đang là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính cho người nông dân, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
Giá hồ tiêu liên tục tăng cao đã khiến hàng ngàn hộ dân tại nhiều địa phương như Di Linh, Bảo Lâm, Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh, TP Bảo Lộc... (Lâm Đồng) đổ vốn vào trồng tiêu. Nhiều người đốn hạ vườn cà phê, cao su, trà, điều để trồng hồ tiêu và phó mặc vào may rủi về giá cả.