Gia đình ông Trần Văn Bảnh, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang vừa thu hoạch 6 công dưa hấu (1 công=1.000m2) sau 2 tháng trồng, năng suất đạt 2 tấn/công. Với giá bán 5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lợi nhuận 30 triệu đồng.
Ông Bảnh chia sẻ, với diện tích trên, hàng năm, gia đình ông trồng 2 vụ dưa và 1 vụ màu. Trồng dưa vào mùa nghịch do gặp mưa nên giai đoạn ra quả thường bị vuột quả, không mang quả đầy đủ như mùa thuận nên năng suất thấp hơn. Tuy vậy, dưa hấu nghịch mùa không bị tình trạng “dội chợ” do cung vượt cầu nên nhiều năm nay, giá dưa hấu mùa nghịch tương đối ổn định. Cùng với đó, do giảm chi phí nước tưới và nhân công tưới nên nông dân vẫn đạt lợi nhuận 50 triệu/ha.
Ông Lê Văn Phi, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết, huyện Cầu Ngang có diện tích đất giồng cát và triền giồng khá lớn, với gần 5.000 ha. Diện tích này trồng lúa không hiệu quả do năng suất rất thấp, nên nông dân chủ yếu trồng rau màu; trong đó, dưa hấu và lạc là 2 cây trồng chủ lực của huyện. Mỗi năm, địa phương trồng hơn 1.200 ha dưa hấu.; trong đó, nông dân trồng dưa mùa nghịch gần 300 ha.
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất giồng cát lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 17.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Do thường xuyên thiếu nước tưới vào mùa khô nên cây lúa ở đây cho năng suất và chất lượng rất kém.
Vì vậy, tỉnh khuyến khích nông dân cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả kinh tế sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu. Dưa hấu khá thích nghi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở những vùng đất này. Tuy nhiên, để cây dưa hấu phát triển bền vững ở Trà Vinh, các ngành liên quan cần hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất để tìm thị trường ổn định cho quả dưa, giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Ông Bảnh chia sẻ, với diện tích trên, hàng năm, gia đình ông trồng 2 vụ dưa và 1 vụ màu. Trồng dưa vào mùa nghịch do gặp mưa nên giai đoạn ra quả thường bị vuột quả, không mang quả đầy đủ như mùa thuận nên năng suất thấp hơn. Tuy vậy, dưa hấu nghịch mùa không bị tình trạng “dội chợ” do cung vượt cầu nên nhiều năm nay, giá dưa hấu mùa nghịch tương đối ổn định. Cùng với đó, do giảm chi phí nước tưới và nhân công tưới nên nông dân vẫn đạt lợi nhuận 50 triệu/ha.
Ông Lê Văn Phi, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang cho biết, huyện Cầu Ngang có diện tích đất giồng cát và triền giồng khá lớn, với gần 5.000 ha. Diện tích này trồng lúa không hiệu quả do năng suất rất thấp, nên nông dân chủ yếu trồng rau màu; trong đó, dưa hấu và lạc là 2 cây trồng chủ lực của huyện. Mỗi năm, địa phương trồng hơn 1.200 ha dưa hấu.; trong đó, nông dân trồng dưa mùa nghịch gần 300 ha.
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất giồng cát lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 17.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Do thường xuyên thiếu nước tưới vào mùa khô nên cây lúa ở đây cho năng suất và chất lượng rất kém.
Vì vậy, tỉnh khuyến khích nông dân cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả kinh tế sản xuất, thích ứng biến đổi khí hậu. Dưa hấu khá thích nghi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở những vùng đất này. Tuy nhiên, để cây dưa hấu phát triển bền vững ở Trà Vinh, các ngành liên quan cần hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất để tìm thị trường ổn định cho quả dưa, giúp nông dân yên tâm sản xuất.
Thanh Hòa