
Về thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia khi không tổ chức cấp huyện
Không để khoảng trống thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, không tổ chức cấp huyện.
Không để khoảng trống thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, không tổ chức cấp huyện.
Sau 50 năm đất nước thống nhất, vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng thay đổi rõ rệt, đời sống của người dân không ngừng nâng lên.
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, Lào Cai đặc biệt chú trọng triển khai hiệu quả nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm thay đổi diện mạo nông thôn, đã đạt được nhiều dấu ấn quan trọng với những điểm sáng tích cực.
Ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2025 để đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng; các Chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực hiện Nghị quyết 25 của Chính phủ về công tác chỉ đạo, điều hành; tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo và những trọng tâm chỉ đạo thời gian tới.
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Hồ Hải đề nghị đưa mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới vào Nghị quyết đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030 để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, Võ Nhai hiện còn trên 1.500 hộ nghèo, chiếm 8,37% tổng số hộ; 1.345 hộ cận nghèo, chiếm 7,48% tổng số hộ.
Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.
Ngày 15/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác tham dự Lễ công bố huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Sáng 10/1, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Thuận khóa XI tổ chức Kỳ họp thứ 30 (kỳ họp chuyên đề) nhằm thông qua một số nghị quyết quan trọng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, những thành tựu đạt được trong trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên sẽ là nền tảng quan trọng để tiếp tục công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Năm 2025 dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Kiên Giang là trên 175 tỷ đồng. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành 100% vốn giao thực hiện chương trình; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 0,4% trở lên. Đây là thông tin được Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, tổ chức chiều 6/1.
Đắk Nông có gần 1.800 hộ dân thuộc diện nghèo đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở. Bên cạnh nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, tỉnh đã phát động nhiều phong trào vận động, bố trí kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ các hộ dân thuộc diện nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Ngày 24/12, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021- 2025.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Gia Lai đã quan tâm đầu tư chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bà con, tạo mọi điều kiện để bà con ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống và hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay rõ nét.
Ngày 18/12 tại Thái Nguyên đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I (2021-2025) và đề xuất nội dung chương trình giai đoạn II (2026-2030) khu vực phía Bắc.
Những năm qua, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Kon Tum đã chung sức, đồng lòng, cùng nhau hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo về cả vật chất lẫn tinh thần, để họ có động lực vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, đến cuối năm 2024, toàn tỉnh chỉ còn hơn 6.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,31% tổng dân số toàn tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 một cách hiệu quả.
Hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân vùng dân tộc thiểu số là một trong những chính sách được triển khai thực hiện hiệu quả ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Từ sự quan tâm, hỗ trợ Đảng, Nhà nước, thông qua các nguồn lực hỗ trợ đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã từng bước phát huy nội lực, khơi dậy tinh thần vượt khó vươn lên phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Những năm gần đây, nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp tỉnh Lào Cai từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. Căn cứ kết quả hiện tại, UBND tỉnh dự kiến đến cuối năm 2025 có 100% số xã và 50% thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn, đạt mục tiêu đề ra.
Từ năm 2019 đến năm 2024, các Chương trình mục tiêu quốc gia cùng nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc được các cấp, ngành của tỉnh Hậu Giang thực hiện đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Được sự ưu tiên, phân bổ nguồn lực của trung ương và tỉnh, sau hơn 3 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện biên giới Tuy Đức (Đắk Nông) đã có những đổi thay cơ bản. Đây là nền tảng quan trọng để Đảng bộ, chính quyền huyện Tuy Đức tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, ổn định an ninh chính trị, góp phần đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.
Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đã được Quốc hội thông qua sáng 27/11, với 430 đại biểu tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.
Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.
Việc triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần thay đổi diện mạo các thôn, làng vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng các chính sách đầu tư thiết thực, đời sống của người dân, nhất là người dân tộc thiểu số đang từng bước khởi sắc.
Nghệ An đang tập trung nguồn lực, thực hiện có hiệu quả dự án, chương trình mục tiêu quốc gia cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú đã được xây dựng kiên cố, chuẩn hóa và hiện đại, góp phần đổi mới giáo dục phổ thông và đảm bảo các điều kiện để chăm sóc, giáo dục học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Sáng 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Công tác giảm nghèo là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương khu vực miền Tây Nghệ An đã khơi dậy sức mạnh nội lực, đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo trong đồng bào các dân tộc.
Triển khai từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần tạo sinh kế bền vững, tỉ lệ hộ nghèo giảm sâu, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi Quảng Trị.