Chính sách “giá mía bảo hiểm” ở Gia Lai giúp người dân gắn bó với cây mía

Vụ ép mía mới 2022- 2023 tại Gia Lai đã bắt đầu khởi động. Để chuẩn bị cho vụ ép mới, các nhà máy đường trên địa bàn đã thực hiện chính sách ký kết “giá mía bảo hiểm” với người dân. Chính sách này đã tạo niềm tin, sự an tâm của người dân bao năm gắn bó với cây mía trước biến động thất thường của giá cả thị trường.

Chinh sach “gia mia bao hiem” o Gia Lai giup nguoi dan gan bo voi cay mia hinh anh 1Thu hoạch mía. Ảnh: Quang Thái- TTXVN 

Để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho hoạt động ép năm 2022- 2023, Nhà máy đường An Khê đã thực hiện ký kết hợp đồng mua mía của các hộ dân trong vùng nguyên liệu của nhà máy. Theo đó, tổng diện tích vùng nguyên liệu của Nhà máy đường An Khê hơn 25.000 ha. Hiện phía nhà máy đã thực hiện ký hợp đồng giá mía bảo hiểm ở mức giá 1,05 triệu đồng/tấn 10 chữ đường. Chính điều này đã tạo sự an tâm, niềm tin với cây mía cho hàng ngàn hộ dân.

Với hơn 30 ha mía, bên cạnh nỗi lo thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thì giá nguyên liệu cũng khiến những người trồng mía như anh Lê Công Khoa (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) lo lắng. Tuy nhiên, bỏ qua nỗi lo về giá nguyên liệu, việc được hưởng chính sách “giá mía bảo hiểm” ở mức 1.050.000 đồng/tấn mía khiến anh Khoa an tâm gắn bó với cây trồng này.

“Năm nay, nhà máy ký hợp đồng mua mía nguyên liệu với giá bảo hiểm là 1.050.000 đồng/tấn, cao hơn năm ngoài là 100 ngàn đồng; đồng thời hỗ trợ tiền chi phí vận chuyển cũng cao hơn 20.000 đồng (bình quân 160 ngàn đồng/tấn) nên người trồng cũng an tâm hơn, không lo vấn đề “mất mùa được giá hay ngược lại”. Với mức giá bảo hiểm như hiện nay, người trồng đã có thu nhập ổn định từ 30- 40 triệu đồng/ha sau khi trừ hết các chi phí đầu tư”- anh Khoa vui mừng chia sẻ.

Trên diện tích gần 180 ha, giá mía nguyên liệu sẽ quyết định “sự sống còn” của những người mạnh dạn đầu tư lớn như chị Nguyễn Thị Gái (thôn An Hòa, xã Phú An, huyện Đăk Pơ). Nếu giá mía thấp trong khi chi phí đầu tư cao như hiện nay, người trồng không có lãi, thậm chí sẽ ôm nợ lớn nếu đầu tư trên diện tích lớn.

Tuy nhiên, chính sách “giá mía bảo hiểm” đã tạo được sự an tâm, niềm tin của người dân như chị Gái vào cây mía. Chị Gái chia sẻ, hiện nhà máy mía đã triển khai ký hợp đồng thu mua nguyên liệu với người trồng ở mức giá bảo hiểm đảm bảo là 1.050.000/ha.

Chính sách này giúp người trồng an tâm hơn với giá cả, đảm bảo có lãi ở niên vụ 2022- 2023. Nếu giá mía rớt xuống dưới mức 1.050.000 đồng/tấn mía nguyên liệu, khả năng người dân phải bù lỗ là rất cao do năm nay chi phí đầu tư, phân bón, nhân công cũng tăng cao hơn năm ngoái.

Ông Nguyễn Hoàng Phước - Phó giám đốc Nhà máy Đường An Khê thông tin, năm nay, tổng diện tích vùng nguyên liệu của nhà máy là hơn 25.000 ha, năng suất bình quân dự kiến 65 tấn/ha, tổng sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn. Nhà máy dự kiến đầu tháng 12/2022 sẽ bước vào vụ ép mới.

Giá mía bảo hiểm nhà máy đưa ra là 1,05 triệu đồng/tấn 10 chữ đường. Giá thu mua sẽ còn được điều chỉnh phù hợp với giá đường trên thị trường nhưng không thấp hơn giá mía bảo hiểm đã đưa ra trước đó. Hiện nhà máy đã hoàn thành khâu chuẩn bị để bước vào vụ ép.

Để đảm bảo vụ ép mía mới thành công và quyền lợi, lợi ích của các bên, Nhà máy đường An Khê đã mở hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất mía niên vụ 2022-2023 cho hơn 14 ngàn hộ trồng mía trên địa bàn khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai. Theo đó, năm nay, vùng nguyên liệu của nhà máy đạt khoảng 25.000 ha; sản lượng đạt 1,6 triệu tấn. Vụ sản xuất mía của nhà máy sẽ kéo dài từ đầu tháng 12/2022 đến cuối tháng 4/2023.

Mặt khác, để đảm bảo an toàn cho xe vận chuyển hàng hóa ra vào khi tham gia giao thông, nhà máy thông báo tới người trồng mía và xe vận chuyển phải nghiêm túc thực hiện việc bốc xếp hàng hóa gọn gàng trong thùng xe, không được quá khổ, quá tải.

Quang Thái

Tin liên quan

Hòa Bình đưa cây mía vươn xa ra thị trường quốc tế

Cây mía là loại cây nông sản được trồng nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tỉnh Hòa Bình trong nhiều năm trở lại đây. Cùng với các loại cây trồng chủ lực như: cam, bưởi… cây mía đã giúp nhiều hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững, tạo thu nhập ổn định. Ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình cũng đã có những định hướng phát triển cây mía đúng quy hoạch vùng, hướng đến đưa cây mía tím vươn xa ra thị trường quốc tế.


Tín hiệu vui cho người trồng mía ở Khánh Hòa

Sau khi trừ đi chi phí, hiệu quả kinh tế từ sản xuất mía bình quân khoảng 20 triệu đồng/ha. Mặc dù hiệu quả kinh tế từ sản xuất mía chỉ ở mức khá do giá vật tư nông nghiệp và công lao động cao hơn so với các năm trước, nhưng điều này cho thấy tín hiệu đáng mừng của việc khởi sắc lại ngành mía đường trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa sau nhiều năm trăn trở.


"Biến" đất sỏi đá thành mật ngọt nhờ cây mía ở xã Hbông

Xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nằm giữa vùng đất đầy sỏi đá. Sau nhiều năm loay hoay tìm loại cây trồng thích ứng với vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, nông dân xã Hbông đã "thuần được đất" bằng cây mía. Và cây mía đã làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất và đời sống của người dân nơi vùng đất khó.


Vị ngọt từ mía ở Gia Lai

Gác lại nỗi buồn về mùa vụ không mấy suôn sẻ khi hạn hán đã gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng vụ mía 2021, những người trồng mía ở phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai phấn khởi khi giá mía đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Giá mía cao từ đầu mùa vụ báo hiệu một vụ mía ngọt giữa lúc dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng nặng nề.


Giá mía nguyên liệu tại Gia Lai có xu hướng tăng

Thông tin từ Nhà máy đường An Khê (trụ sở tại thị xã An Khê, Gia Lai, thuộc Công ty đường Quảng Ngãi), để đảm bảo công suất ép 18.000 tấn mía cây/ngày, vụ ép 2020-2021 đơn vị đã tăng mức giá thu mua mía nguyên liệu hơn 100.000 đồng/tấn so với vụ 2019-2020. Theo đó, mía nguyên liệu năm nay tại tỉnh Gia Lai có giá 900.000 đồng/tấn với mía đạt 10 chữ đường. Đây là tín hiệu đáng mừng cho người dân trồng mía tại Gia Lai.


Người dân miền núi Thanh Hóa thoát nghèo nhờ cây mía

Từ một huyện miền núi nghèo với điểm xuất phát thấp, đến nay huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đang từng bước vươn lên, trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Để đạt được kết quả đó, huyện đã thực hiện linh động các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh. Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, địa phương đã khuyến khích các hộ dân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, cải tạo đất vườn, san lấp đất vùng chân đồi núi thấp để trồng mía gắn với thị trường tiêu thụ.


Các tỉnh miền núi phía Bắc phát triển cây mía bền vững

Ngày 28/9, tại Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang tổ chức Diễn đàn khuyến nông nông nghiệp, với chủ đề “Giải pháp phát triển cây mía bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc”. Dự diễn đàn có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Cục trồng trọt; Viện nghiên cứu mía đường; Viện Bảo vệ thực vật và đại diện Trung tâm Khuyến nông và nông dân 5 tỉnh: Tuyên Quang; Hòa Bình; Hà Giang, Cao Bằng và Sơn La.


Ngành mía đường tỉnh Gia Lai trước sức ép hội nhập

Chủ động đổi mới, tăng cường liên kết chặt chẽ với người nông dân xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa, đầu tư vào các sản phẩm sau đường... đang là hướng đi mang tính chiến lược lâu dài của ngành mía đường tỉnh Gia Lai trước sức ép hội nhập.



Đề xuất