Những ruộng mía “thắng cánh cò bay” đang từng bước làm thay đổi diện mạo vùng đất khó Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Từ nơi đầy sỏi đá, cây mía đã dần biến vùng đất “kén cây trồng” trở nên trù phú, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
Nông dân trên địa bàn huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng), địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ vụ mía chính vụ 2023-2024. Khác hơn so với mọi năm, giá mía năm nay tăng cao hơn so với năm trước từ 70 - 100 đồng/kg, điều này làm nông dân phấn khởi ngay đầu năm mới.
Cây mía là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng ở Tây Ninh. Thế nhưng, vài năm gần đây, cây mía trở nên “nhạt” bởi người trồng thua lỗ, nợ ngân hàng khiến nhiều diện tích bị phá bỏ, thay bằng cây trồng khác. Để cây mía quay trở lại và “ngọt” bền vững trên thủ phủ mía đường Tây Ninh, nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư của ngành nông nghiệp cũng như của nhà máy mía đường đang giúp nông dân nâng cao năng suất, chữ đường (CCS) và dần có lại niềm tin với cây mía.
Nông dân trên địa bàn huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng), địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ mía chính vụ 2022-2023. Hiện nông dân đang phấn khởi về giá bán, năng suất và tiêu thụ thuận lợi.
Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch mía nguyên liệu niên vụ 2022-2023. Đáng phấn khởi khi giá mía năm nay tăng 150 đồng/kg so với niên vụ trước, năng suất bình quân đạt 95 tấn/ha. Nhờ vậy, người trồng mía có lợi nhuận từ 30-40 triệu đồng/ha.
Khoảng hơn 200 hộ nông dân trồng mía đường ở vùng mía mía nguyên liệu huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh phấn khởi vì giá mía nguyên liệu hiện đang được Công ty cổ phần mía đường Trà Vinh thu mua 1.200 đồng/kg (loại 10 chữ đường). Với giá mía này, nông dân trồng mía có lợi nhuận 30 – 40 triệu đồng/ha.
Ngày giáp Xuân Quý Mão 2023, người dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai hối hả thu hoạch. Vụ mía 2022- 2023 thuận lợi, vừa được mùa và được giá đã mang đến cho người trồng mía một cái tết ấm.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú, năm 2022, nông dân ở vùng nguyên liệu mía trong huyện tiếp tục chuyển đổi hơn 115 ha đất trồng mía sang nuôi trồng cây, con khác, nâng tổng số đất trồng mía được chuyển đổi gần 4.000 ha. Bình quân, đất trồng mía chuyển đổi sản xuất cho lợi nhuận 150 triệu đồng/ha/năm.
Vụ ép mía mới 2022- 2023 tại Gia Lai đã bắt đầu khởi động. Để chuẩn bị cho vụ ép mới, các nhà máy đường trên địa bàn đã thực hiện chính sách ký kết “giá mía bảo hiểm” với người dân. Chính sách này đã tạo niềm tin, sự an tâm của người dân bao năm gắn bó với cây mía trước biến động thất thường của giá cả thị trường.
Cây mía là loại cây nông sản được trồng nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tỉnh Hòa Bình trong nhiều năm trở lại đây. Cùng với các loại cây trồng chủ lực như: cam, bưởi… cây mía đã giúp nhiều hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững, tạo thu nhập ổn định. Ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình cũng đã có những định hướng phát triển cây mía đúng quy hoạch vùng, hướng đến đưa cây mía tím vươn xa ra thị trường quốc tế.
Sau khi trừ đi chi phí, hiệu quả kinh tế từ sản xuất mía bình quân khoảng 20 triệu đồng/ha. Mặc dù hiệu quả kinh tế từ sản xuất mía chỉ ở mức khá do giá vật tư nông nghiệp và công lao động cao hơn so với các năm trước, nhưng điều này cho thấy tín hiệu đáng mừng của việc khởi sắc lại ngành mía đường trên địa bàn thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa sau nhiều năm trăn trở.
Gác lại nỗi buồn về mùa vụ không mấy suôn sẻ khi hạn hán đã gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng vụ mía 2021, những người trồng mía ở phía Đông và Đông Nam tỉnh Gia Lai phấn khởi khi giá mía đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Giá mía cao từ đầu mùa vụ báo hiệu một vụ mía ngọt giữa lúc dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng nặng nề.
Hàng nghìn hộ nông dân ở vùng mía nguyên liệu thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vừa được tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí để chuyển đổi đất trồng mía sang sản xuất cây trồng vật nuôi khác.
Niên vụ mía 2019-2020 của nông dân Cù Lao Dung đã kết thúc, nhưng vẫn còn khoảng 150 ha mía của nông dân xứ cù lao đứng trước khả năng mất trắng, phải đốn bỏ vì không tiêu thụ được khi Công ty cổ phần Mía đường Sóc Trăng (đơn vị thu mua chính diện tích mía của nông dân Cù Lao Dung) thông báo ngưng thu mua. Trong khi đó, mùa mưa đã bắt đầu, những rẫy mía chưa thu hoạch sẽ phải đốn bỏ để chuẩn bị cho một mùa vụ mới.
Theo ông Bạc Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Hậu Giang, năm 2020, toàn tỉnh dự kiến sẽ trồng gần 6.000 ha mía, giảm gần 3.000ha mía so năm 2019. Như vậy đây là niên vụ mía thứ 2 liên tiếp của Hậu Giang có diện tích trồng mía giảm mạnh; niên vụ mía 2019 toàn tỉnh trồng được hơn 8.000ha, giảm gần 3.000ha so niên vụ mía 2018.
Từng là loại cây giúp hàng nghìn hộ dân ở Tuyên Quang thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhưng đến thời điểm này, cây mía không còn giữ được vị thế là cây chủ lực để phát triển kinh tế cho các hộ dân ở Tuyên Quang nữa.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, năm 2019, tỉnh Tuyên Quang đề ra kế hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu đạt 8.228 ha. Tuy nhiên, do niên vụ 2018 – 2019, giá đường xuống thấp, khó tiêu thụ, giá thu mua mía nguyên liệu giảm… nên người dân trong tỉnh đã bớt mặn mà với cây mía. So với kế hoạch đã đề ra, diện tích mía nguyên liệu của Tuyên Quang hiện nay chỉ đạt hơn 4.546 ha, đạt 55,3% kế hoạch; so với năm 2018, có tới trên 3.600 ha mía đã bị người dân chuyển đổi sang cây trồng khác, vùng nguyên liệu mía giảm mạnh. Vì vậy, tìm giải pháp ổn định vùng nguyên liệu đang được người trồng mía và các cấp các ngành tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm.
Liên tiếp 3 năm liền, nông dân trồng mía ở Trà Vinh đều thất thu nặng nề vì giá cả xuống thấp. Không còn đủ nguồn vốn và cũng không dám “mạo hiểm” tái sản xuất nên rất nhiều nông dân đã bỏ cây mía vốn đã gắn bó hàng chục năm qua để chuyển sang nuôi trồng cây, con khác mưu sinh. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nông dân trồng mía đang rất cần sự hỗ trợ nhiều mặt của chính quyền, ngành chuyên môn của tỉnh.
Ngay sau thời điểm giá mía nguyên liệu xuống thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Gia Lai đã chuyển đổi diện tích cây mía sang trồng các loại cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao.