Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, trên thực tế nhiều nhà sản xuất cà phê cũng loại bỏ caffeine trong quá trình chế biến để là ra sản phẩm cà phê uống hòa tan ít caffeine, nhưng sự khác biệt của công trình nghiên cứu thuộc IAC là việc lai tạo ra một giống cà phê gần như không có caffeine ngay từ ban đầu để tránh việc sử dụng hóa chất trong quá trình chế biến cà phê vì cách làm công nghiệp này đã làm mất đi đáng kể mùi vị cà phê.
Thông thường, một ly cà phê truyền thống có chứa khoảng 1% caffeine, trong khi cà phê loại bỏ caffeine theo cách chế biến chỉ chứa khoảng 0,1% caffeine trong thành phần. Trong khi đó, hàm lượng caffeine trong cà phê làm từ cây cà phê mà IAC nghiên cứu – với nguồn gốc là một giống cà phê từ Ethiopia chuyển sang Brazil từ năm 1963 – chỉ ở mức 0,07%.
Trao đổi với báo giới địa phương, nhà nghiên cứu Julio Mistro thuộc nhóm nghiên cứu của IAC, cho biết khó khăn đầu tiên là khả năng sống sót của cây giống gốc: từ 2.000 cây được trồng từ hạt giống nhập từ Ethiopia chỉ còn có 3 cây sống sót, và để tăng khả năng chống chịu của giống cà phê này, các nhà nghiên cứu đã lai nó với một giống cà phê chè (arabic), thương phẩm của Brazil. Một vấn đề khác mà các nhà nghiên cứu phải giải quyết, đó là thời gian. Phải mất tới 6 năm từ khi gieo trồng tới khi có được các hạt cà phê đầu tiên và đối với các giống lai, thường phải qua 7 thế hệ mới đạt được giống thuần chủng để có thể tạo ra cà phê thương phẩm, theo đó các nhà nghiên cứu phải cần tới hơn 30 năm nữa. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã cắt giảm được một nửa lượng thời gian này, thậm chí có thể nhiều hơn, qua một chu trình xử lý và lựa chọn gien để giảm thiểu số lượt thế hệ phải qua để đạt được giống thuần chủng.
Cũng theo nhóm nghiên cứu nói trên, nếu giống cà phê không caffeine này có thể trở thành thương phẩm, nó sẽ có đặc tính giống với cà phê Ethiopia hơn là cà phê Brazil với vị và mùi thơm giống như “hương của hoa và trái cây” hơn, trong khi cà phê của “xứ sở Samba” nặng và ít mùi thơm hơn, và có nhiều cơ hội trở thành một mặt hàng được các nhà sản xuất cà phê, đặc biệt là cà phê tan, săn đón do giữ được hương vị và giảm thiểu tác hại mà caffeine gây ra như mất ngủ và đau dạ dày.
Thông thường, một ly cà phê truyền thống có chứa khoảng 1% caffeine, trong khi cà phê loại bỏ caffeine theo cách chế biến chỉ chứa khoảng 0,1% caffeine trong thành phần. Trong khi đó, hàm lượng caffeine trong cà phê làm từ cây cà phê mà IAC nghiên cứu – với nguồn gốc là một giống cà phê từ Ethiopia chuyển sang Brazil từ năm 1963 – chỉ ở mức 0,07%.
Trao đổi với báo giới địa phương, nhà nghiên cứu Julio Mistro thuộc nhóm nghiên cứu của IAC, cho biết khó khăn đầu tiên là khả năng sống sót của cây giống gốc: từ 2.000 cây được trồng từ hạt giống nhập từ Ethiopia chỉ còn có 3 cây sống sót, và để tăng khả năng chống chịu của giống cà phê này, các nhà nghiên cứu đã lai nó với một giống cà phê chè (arabic), thương phẩm của Brazil. Một vấn đề khác mà các nhà nghiên cứu phải giải quyết, đó là thời gian. Phải mất tới 6 năm từ khi gieo trồng tới khi có được các hạt cà phê đầu tiên và đối với các giống lai, thường phải qua 7 thế hệ mới đạt được giống thuần chủng để có thể tạo ra cà phê thương phẩm, theo đó các nhà nghiên cứu phải cần tới hơn 30 năm nữa. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã cắt giảm được một nửa lượng thời gian này, thậm chí có thể nhiều hơn, qua một chu trình xử lý và lựa chọn gien để giảm thiểu số lượt thế hệ phải qua để đạt được giống thuần chủng.
Cũng theo nhóm nghiên cứu nói trên, nếu giống cà phê không caffeine này có thể trở thành thương phẩm, nó sẽ có đặc tính giống với cà phê Ethiopia hơn là cà phê Brazil với vị và mùi thơm giống như “hương của hoa và trái cây” hơn, trong khi cà phê của “xứ sở Samba” nặng và ít mùi thơm hơn, và có nhiều cơ hội trở thành một mặt hàng được các nhà sản xuất cà phê, đặc biệt là cà phê tan, săn đón do giữ được hương vị và giảm thiểu tác hại mà caffeine gây ra như mất ngủ và đau dạ dày.
Lê Hà