Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp UBND huyện Ngọc Hiển tổ chức lễ công bố quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về chứng nhận nhãn hiệu tập thể ''Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau'' cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
Mỗi năm, các cơ sở sản xuất ở huyện Ngọc Hiển đã chế biến đưa ra thị trường từ 10-15 tấn bánh phồng tôm, góp phần tạo thu nhập ổn định và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Để bảo vệ nhãn hiệu ''Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau'' vừa được chứng nhận, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã kêu gọi các chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Ngọc Hiển chú trọng nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm; thành lập tổ hợp tác để liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; mở rộng quy mô và nâng cao công suất chế biến nhằm khai thác tối đa thế mạnh, hiệu quả sản phẩm đặc trưng vùng rừng, vùng biển. Bên cạnh đó, địa phương chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm ''Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau'' đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Đến nay, tỉnh Cà Mau có 13 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể; trong đó, các sản phẩm nổi tiếng phải kể đến tôm khô Rạch Gốc, mật ong U Minh, cua biển Năm Căn - Cà Mau, cá bổi U Minh, mắm lóc Thới Bình, cá chình - cá bống tượng Tân Thành, bồn bồn Cái Nước - Cà Mau...
Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tiếp tục đề xuất Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) xem xét chứng nhận nhãn hiệu tập thể đối với một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: Cá bớp Hòn Chuối, cá thòi lòi Mũi Cà Mau, mực Sông Đốc; đồng thời xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm tôm sú và cua biển của Cà Mau.
Mỗi năm, các cơ sở sản xuất ở huyện Ngọc Hiển đã chế biến đưa ra thị trường từ 10-15 tấn bánh phồng tôm, góp phần tạo thu nhập ổn định và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Phơi bánh phồng tôm tại một cơ sở sản xuất tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển. Ảnh: An Hiếu – TTXVN |
Để bảo vệ nhãn hiệu ''Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau'' vừa được chứng nhận, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã kêu gọi các chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Ngọc Hiển chú trọng nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm; thành lập tổ hợp tác để liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; mở rộng quy mô và nâng cao công suất chế biến nhằm khai thác tối đa thế mạnh, hiệu quả sản phẩm đặc trưng vùng rừng, vùng biển. Bên cạnh đó, địa phương chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm ''Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau'' đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Đến nay, tỉnh Cà Mau có 13 sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu tập thể; trong đó, các sản phẩm nổi tiếng phải kể đến tôm khô Rạch Gốc, mật ong U Minh, cua biển Năm Căn - Cà Mau, cá bổi U Minh, mắm lóc Thới Bình, cá chình - cá bống tượng Tân Thành, bồn bồn Cái Nước - Cà Mau...
Thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tiếp tục đề xuất Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) xem xét chứng nhận nhãn hiệu tập thể đối với một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: Cá bớp Hòn Chuối, cá thòi lòi Mũi Cà Mau, mực Sông Đốc; đồng thời xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm tôm sú và cua biển của Cà Mau.
Kim Há