Ngày 20/1, tại thành phố Huế, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học à Công nghệ) tổ chức Lễ công bố và trao Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm quả thanh trà của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày 8/9, tại thành phố Hưng Yên, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Sen Hưng Yên”.
Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, góp phần hát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Chương trình OCOP được thực hiện nhằm giúp định hướng xây dựng các mô hình sản xuất sản phẩm hàng hóa gắn với thị trường đầu ra bền vững, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Sau khi được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học và công nghệ) công nhận nhãn hiệu tập thể “Bưởi Hoài Ân” vào năm 2019, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân (Bình Định) đã cung cấp cho các hộ dân trồng bưởi da xanh trên địa bàn mã QR Code để khách hàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm này trên thị trường.
Nếu có dịp đi từ trung tâm huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) về các xã, thôn bản trong huyện, dễ dàng nhận thấy hệ thống giao thông nơi đây được xây dựng khá hoàn chỉnh, góp phần tạo diện mạo và sức sống mới cho vùng đất này.
Ngày 5/7, tại thắng cảnh Hang Câu, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố quyết định và trao bằng chứng nhận chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn cho UBND huyện đảo Lý Sơn.
Bén duyên với mảnh đất Mường Khương (Lào Cai) từ hàng chục năm trước, cây quýt giờ đây trở thành cây bạc tỷ, giúp nhiều hộ đồng bào: Pa Dí, Phù Lá, Nùng, Dao… thoát nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Tối 2/11, tại sân vận động xã Đại Minh, UBND huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã tổ chức chương trình nghệ thuật Lễ hội bưởi Đại Minh và khám phá danh thắng hồ Thác Bà năm 2019 với chủ đề "Tinh hoa từ nguồn cội".
Tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, hầu hết người dân sống dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp; nhờ có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây quế mà đời sống của người dân trên địa bàn huyện ngày được cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giàu từ quế.
Ngày 29/8, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố và trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp cho “Sả Tân Phú Đông”. Đơn vị được chọn đứng tên sở hữu và quản lý nhãn hiệu tập thể “Sả Tân Phú Đông” là Hội Làm vườn huyện Tân Phú Đông.
Ngày 27/6, tại tỉnh Hậu Giang, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với mãng cầu Hậu Giang Soursop HauGiang.
Ngày 8/11, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Cà Mau Phan Tấn Thanh cho biết: Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa chứng nhận ''Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau'' là nhãn hiệu tập thể.
Cuốn “Chỉ dẫn địa lý – Di sản thiên nhiên và văn hóa Việt” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) xây dựng với sự hỗ trợ của Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” sẽ ra mắt vào cuối tháng 8 này. Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc bức tranh về chất lượng, danh tiếng, giá trị truyền thống và nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, Cuốn sách là tài liệu hữu ích đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân, góp phần giới thiệu và quảng bá hình ảnh chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đối với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Ngày 21/11, tỉnh Hưng Yên đã công bố quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm "cam Quảng Châu, thành phố Hưng Yên". Với mục tiêu xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin với người tiêu dùng, đây là bước khởi đầu để cây cam thành phố Hưng Yên khẳng định vị thế trên thị trường bên cạnh cây nhãn lồng Phố Hiến.