Bánh trứng kiến Cao Bằng được nhiều người yêu thích. |
Các món ngon từ trứng kiến là một trong những nét văn hóa ẩm thực đã có từ lâu của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng. Tuy trong rừng có nhiều loài kiến, nhưng chỉ có trứng của một loài kiến có thể ăn được, loài kiến này to gấp ba, bốn lần các loài kiến mà ta thường gặp, có phần thân màu nâu, bụng màu đen, làm tổ trên các cây vầu, sau sau, găng...
Các món ăn từ trứng kiến được chế biến rất đa dạng, như: bánh trứng kiến, xôi trứng kiến, nộm trứng kiến, cháo trứng kiến, rượu ngâm trứng kiến, canh trứng kiến, thịt băm trứng kiến... Trong đó, 3 món ăn từ trứng kiến phổ biến nhất, ngon nhất, gồm: xôi trứng kiến, bánh trứng kiến và nộm trứng kiến.
Xôi trứng kiến: Là món ăn được làm từ gạo nếp, có thêm mỡ, hành, hạt tiêu, gia vị và trứng kiến. Cách làm khá đơn giản: Lấy gạo nếp vo sạch, đem ngâm trong nước ấm chừng 4 - 5 giờ, vớt ra để cho gạo ráo nước rồi cho vào chõ đồ. Khi thấy có mùi thơm của xôi, nếm thấy dẻo, hạt gạo mềm, mọng là được. Hành củ phi thơm với mỡ (dùng mỡ gà sẽ tạo hương vị thơm ngon nhất), sau đó, cho trứng kiến đã làm sạch vào xào cùng, nêm gia vị cho vừa ăn. Đảo đều khi thấy dậy mùi thơm béo của trứng kiến và mùi thơm của hành là được. Khi xôi chín xới ra đánh tơi, trộn đều với trứng kiến đã phi hành rồi cho ra đĩa, ăn nóng. Món xôi trứng kiến có vị béo của mỡ, hành, bùi ngậy của trứng kiến, dẻo thơm của xôi nếp rất hấp dẫn.
Bánh trứng kiến: Tiếng Tày gọi là “pẻng rày”, là món ăn độc đáo được làm từ bột gạo nếp, trứng kiến, thịt lợn băm nhỏ. Đặc biệt, có một nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là “bâư nỏa”. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to.
Bột nếp có thể làm từ bột khô hoặc bột ướt, pha thêm một chút bột tẻ để bánh không nhão hay quá dẻo. Sau khi bột ráo nước, đem trộn nhào với lượng bột canh cho vừa. Đặt lá vả vào mẹt tre thưa làm áo bánh, sau đó dát mỏng lớp bột nhào trước đó dày cỡ nửa phân. Tiếp đến là cho trứng kiến đã rang phi với hành, thịt lợn băm nhỏ rải đều trên mặt bột, rồi cho tiếp lớp bột nếp, lá vả lên phần trên. Ép nhẹ nhàng cho mặt bánh phẳng đều rồi hấp cách thủy. Khi bánh chín đem ra để nguội, dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải để ăn. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Khi ăn không bóc tách lá vả đi mà lá vả chính là nhân tố tạo nên hương vị đặc trưng độc đáo của bánh trứng kiến. Ăn miếng bánh trứng kiến có đủ hương vị của rừng, của gió, của nắng vùng cao đất núi.
Nộm trứng kiến: Được làm từ trứng kiến với hoa chuối rất ngon và hấp dẫn. Chuẩn bị hoa chuối còn bẹ non rửa thật sạch, thái mỏng ngâm trong nước có pha dấm rồi vớt ra vẩy sạch để ráo nước. Trứng kiến đã xào được trộn đều với hoa chuối, lẫn với rau thơm, lá chanh thái chỉ và các loại gia vị đường, muối, tỏi... Ăn món này, sẽ thấy có vị cay, chát, chua, ngọt và độ giòn của hoa chuối hòa lẫn với mùi thơm, vị béo bùi của trứng kiến thoang thoảng.
Các món ngon từ trứng kiến ở Cao Bằng tạo nét riêng ẩm thực của miền núi khi tiết trời về cuối xuân bởi hương vị chứa đựng sự ngọt ngào của mùa xuân và tình cảm chân thành, mến khách của người dân nơi đây.
Các món ăn từ trứng kiến được chế biến rất đa dạng, như: bánh trứng kiến, xôi trứng kiến, nộm trứng kiến, cháo trứng kiến, rượu ngâm trứng kiến, canh trứng kiến, thịt băm trứng kiến... Trong đó, 3 món ăn từ trứng kiến phổ biến nhất, ngon nhất, gồm: xôi trứng kiến, bánh trứng kiến và nộm trứng kiến.
Xôi trứng kiến: Là món ăn được làm từ gạo nếp, có thêm mỡ, hành, hạt tiêu, gia vị và trứng kiến. Cách làm khá đơn giản: Lấy gạo nếp vo sạch, đem ngâm trong nước ấm chừng 4 - 5 giờ, vớt ra để cho gạo ráo nước rồi cho vào chõ đồ. Khi thấy có mùi thơm của xôi, nếm thấy dẻo, hạt gạo mềm, mọng là được. Hành củ phi thơm với mỡ (dùng mỡ gà sẽ tạo hương vị thơm ngon nhất), sau đó, cho trứng kiến đã làm sạch vào xào cùng, nêm gia vị cho vừa ăn. Đảo đều khi thấy dậy mùi thơm béo của trứng kiến và mùi thơm của hành là được. Khi xôi chín xới ra đánh tơi, trộn đều với trứng kiến đã phi hành rồi cho ra đĩa, ăn nóng. Món xôi trứng kiến có vị béo của mỡ, hành, bùi ngậy của trứng kiến, dẻo thơm của xôi nếp rất hấp dẫn.
Bánh trứng kiến: Tiếng Tày gọi là “pẻng rày”, là món ăn độc đáo được làm từ bột gạo nếp, trứng kiến, thịt lợn băm nhỏ. Đặc biệt, có một nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là “bâư nỏa”. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to.
Bột nếp có thể làm từ bột khô hoặc bột ướt, pha thêm một chút bột tẻ để bánh không nhão hay quá dẻo. Sau khi bột ráo nước, đem trộn nhào với lượng bột canh cho vừa. Đặt lá vả vào mẹt tre thưa làm áo bánh, sau đó dát mỏng lớp bột nhào trước đó dày cỡ nửa phân. Tiếp đến là cho trứng kiến đã rang phi với hành, thịt lợn băm nhỏ rải đều trên mặt bột, rồi cho tiếp lớp bột nếp, lá vả lên phần trên. Ép nhẹ nhàng cho mặt bánh phẳng đều rồi hấp cách thủy. Khi bánh chín đem ra để nguội, dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải để ăn. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Khi ăn không bóc tách lá vả đi mà lá vả chính là nhân tố tạo nên hương vị đặc trưng độc đáo của bánh trứng kiến. Ăn miếng bánh trứng kiến có đủ hương vị của rừng, của gió, của nắng vùng cao đất núi.
Nộm trứng kiến: Được làm từ trứng kiến với hoa chuối rất ngon và hấp dẫn. Chuẩn bị hoa chuối còn bẹ non rửa thật sạch, thái mỏng ngâm trong nước có pha dấm rồi vớt ra vẩy sạch để ráo nước. Trứng kiến đã xào được trộn đều với hoa chuối, lẫn với rau thơm, lá chanh thái chỉ và các loại gia vị đường, muối, tỏi... Ăn món này, sẽ thấy có vị cay, chát, chua, ngọt và độ giòn của hoa chuối hòa lẫn với mùi thơm, vị béo bùi của trứng kiến thoang thoảng.
Các món ngon từ trứng kiến ở Cao Bằng tạo nét riêng ẩm thực của miền núi khi tiết trời về cuối xuân bởi hương vị chứa đựng sự ngọt ngào của mùa xuân và tình cảm chân thành, mến khách của người dân nơi đây.
Theo baocaobang.vn