Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh như trên tại hội thảo Ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giống gia súc và thủy sản đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, do UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh muốn phát triển bền vững phải đạt hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo người làm nông nghiệp có thu nhập cao thì phải thực hiện theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ. Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm lực lớn trong việc nghiên cứu khoa học về giống gia súc như dê, bò sữa, lợn và sản xuất giống chất lượng cao theo hướng thương mại.
Để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giống gia súc và thủy sản phải có khả năng cung cấp giống chất lượng cao khoảng 30% so với nhu cầu của vùng miền Đông và miền Tây Nam Bộ, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chuyển giao quy trình chăm sóc theo hướng khoa học cho người nuôi thì phải có sự phối hợp của “4 nhà” gồm nhà khoa học, nhà nông, nhà nước và nhà đầu tư và bao bọc “4 nhà” này là thị trường tiêu thụ.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, với mục tiêu ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng giống gia súc và thủy sản, Sở đã phối hợp với Bộ môn Di truyền - Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng phương pháp Dự đoán tuyến tính vô tư tốt nhất (BLUP) vào việc đánh giá di truyền cải thiện chất lượng đàn lợn của thành phố tại các trại quốc doanh và các trang trại.
Sở cũng đã thực hiện chứng nhận theo phương pháp BLUP cho 13 nhóm lợn giống có năng suất đặc biệt của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Bên cạnh đó, hợp tác xã Tiên Phong cũng đã nhập 337 con lợn giống từ Mỹ, Canada, Đan Mạch và Đài Loan để cải thiện giống hiện hữu. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai chương trình phát triển giống bò thịt thông qua nhập tinh bò cao sản của các giống Brahman, Red angus, Droughmaste, Blanc Blue Belgium phối cho đàn bò nền.
Đối với giống thủy sản, ngành nông nghiệp thành phố có nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật tạo ra đàn giống thủy sản đơn tính đưa vào sản xuất cung cấp giống cho thành phố, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và xuất khẩu sang Camphuchia. Trong đó, Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt thành phố sử dụng phương pháp xử lý hormon sinh dục sản xuất cá toàn đực hoặc toàn cái, có khả năng sản xuất 500 triệu con cá bột/năm, 100 triệu con cá giống/năm. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II sản xuất tôm giống càng xanh toàn đực bằng phương pháp vi phẫu tạo con cái giả và đang nghiên cứu phương pháp tiêm sợi đôi iRNA chuyển đổi giới tính tôm đực.
Theo ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, với việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất giống gia súc và thủy sản, ngành nông nghiệp thành phố đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phát triển đàn bò sữa lên đến 90.000 con, năng suất sữa đạt 7.700 kg/con/năm. Mỗi năm cung cấp trung bình 22.000 con giống bò sữa, phát triển đàn bò thịt cao sản đến 30.000 con, sản lượng thịt bò chất lượng cao đạt 5.000 tấn, hàng năm cung ứng 10.000 tấn thịt bò hơi và 7.000 con giống. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì tổng đàn lợn đến năm 2020 là 300.000 con, cung cấp cho thị trường hơn 1 triệu con lợn giống các loại. Ngành nông nghiệp thành phố cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sản lượng cá cảnh đạt 150 - 180 triệu con, xuất khẩu 40 - 50 triệu con, kim ngạch xuất khẩu đạt 40 - 50 triệu USD.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đề xuất, ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện chọn giống vật nuôi kết hợp các phương pháp chọn giống truyền thống, chọn giống áp dụng công nghệ sinh học và công nghệ di truyền phân tử để có con giống chất lượng cao. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư cho các chương trình chọn giống có sự liên kết các viện, trường, cơ quan nghiên cứu và người sản xuất, kết hợp với các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại của thế giới, đồng thời thực hiện chọn giống thủy sản đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Trước mục tiêu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giống gia súc và thủy sản đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát quy hoạch phát triển gia súc và thủy sản, xác định cụ thể các loại gia súc và thủy sản chủ lực của thành phố theo giai đoạn 5 năm, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống gia súc và thủy sản. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần phối hợp với các tỉnh trong khu vực xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng giống gia súc và thủy sản có chất lượng cao../.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giống gia súc và thủy sản phải có khả năng cung cấp giống chất lượng cao khoảng 30% so với nhu cầu của vùng miền Đông và miền Tây Nam Bộ, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chuyển giao quy trình chăm sóc theo hướng khoa học cho người nuôi thì phải có sự phối hợp của “4 nhà” gồm nhà khoa học, nhà nông, nhà nước và nhà đầu tư và bao bọc “4 nhà” này là thị trường tiêu thụ.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, với mục tiêu ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng giống gia súc và thủy sản, Sở đã phối hợp với Bộ môn Di truyền - Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng phương pháp Dự đoán tuyến tính vô tư tốt nhất (BLUP) vào việc đánh giá di truyền cải thiện chất lượng đàn lợn của thành phố tại các trại quốc doanh và các trang trại.
Sở cũng đã thực hiện chứng nhận theo phương pháp BLUP cho 13 nhóm lợn giống có năng suất đặc biệt của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Bên cạnh đó, hợp tác xã Tiên Phong cũng đã nhập 337 con lợn giống từ Mỹ, Canada, Đan Mạch và Đài Loan để cải thiện giống hiện hữu. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai chương trình phát triển giống bò thịt thông qua nhập tinh bò cao sản của các giống Brahman, Red angus, Droughmaste, Blanc Blue Belgium phối cho đàn bò nền.
Đối với giống thủy sản, ngành nông nghiệp thành phố có nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật tạo ra đàn giống thủy sản đơn tính đưa vào sản xuất cung cấp giống cho thành phố, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và xuất khẩu sang Camphuchia. Trong đó, Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt thành phố sử dụng phương pháp xử lý hormon sinh dục sản xuất cá toàn đực hoặc toàn cái, có khả năng sản xuất 500 triệu con cá bột/năm, 100 triệu con cá giống/năm. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II sản xuất tôm giống càng xanh toàn đực bằng phương pháp vi phẫu tạo con cái giả và đang nghiên cứu phương pháp tiêm sợi đôi iRNA chuyển đổi giới tính tôm đực.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và đại diện nhiều lãnh đạo Sở, Ban, ngành tham quan khu nhà kính tại Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Theo ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, với việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất giống gia súc và thủy sản, ngành nông nghiệp thành phố đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phát triển đàn bò sữa lên đến 90.000 con, năng suất sữa đạt 7.700 kg/con/năm. Mỗi năm cung cấp trung bình 22.000 con giống bò sữa, phát triển đàn bò thịt cao sản đến 30.000 con, sản lượng thịt bò chất lượng cao đạt 5.000 tấn, hàng năm cung ứng 10.000 tấn thịt bò hơi và 7.000 con giống. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì tổng đàn lợn đến năm 2020 là 300.000 con, cung cấp cho thị trường hơn 1 triệu con lợn giống các loại. Ngành nông nghiệp thành phố cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sản lượng cá cảnh đạt 150 - 180 triệu con, xuất khẩu 40 - 50 triệu con, kim ngạch xuất khẩu đạt 40 - 50 triệu USD.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đề xuất, ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện chọn giống vật nuôi kết hợp các phương pháp chọn giống truyền thống, chọn giống áp dụng công nghệ sinh học và công nghệ di truyền phân tử để có con giống chất lượng cao. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư cho các chương trình chọn giống có sự liên kết các viện, trường, cơ quan nghiên cứu và người sản xuất, kết hợp với các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại của thế giới, đồng thời thực hiện chọn giống thủy sản đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Khách tham quan các sản phẩm ứng dựng khoa học công nghệ được trưng bày tại Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Trước mục tiêu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giống gia súc và thủy sản đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tiếp tục phối hợp với các địa phương rà soát quy hoạch phát triển gia súc và thủy sản, xác định cụ thể các loại gia súc và thủy sản chủ lực của thành phố theo giai đoạn 5 năm, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống gia súc và thủy sản. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần phối hợp với các tỉnh trong khu vực xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng giống gia súc và thủy sản có chất lượng cao../.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi